Niệm Phật: Âm Thanh Khi Cúng Lạy
Những ngày cuối tháng 8/2016
=========
Mấy ngày này tôi bị cảm, giọng không được trong. Cũng như mọi khi, sáng thức sớm cúng lạy, khoảng 4-5 giờ, bắt đầu là bài cúng Cửu Huyền, tôi định tâm để đọc, tôi thường tập trung ngay đỉnh đầu, sau mắt, lắng nghe giọng đọc của mình (đọc thầm, lắng nghe bằng tâm). Vừa phát ra thì tôi nhận ra giọng đọc của mình hôm nay sao lạ quá, giọng du dương, nhẹ nhàng, rất đều, rất thiết tha, có những chỗ kéo dài rất lạ. Bất ngờ quá! Trong khoảng thời gian bối rối đó, tôi cũng nhận ra nhiệm vụ của mình là cúng lạy, là đọc kinh, tôi tiếp tục, nhưng rõ ràng giọng này là của mình, tôi ngừng thì nó ngừng, tôi đọc thì nó đọc, vậy tại sao âm thanh lại khác, đều đều, nhẹ nhẹ, êm ái rất dễ chịu, rất tha thiết... Tôi không biết mô tả sao, nghe văng vẳng giống như tiếng niệm Phật tôi thường niệm. Tôi nghĩ chắc tiếng này cũng như thế vậy, nó từ ở một nơi sâu thẳm trong tâm mình phát ra. Dĩ nhiên những thứ này không làm mình quên nhiệm vụ cúng lạy được...
Từ khi có tiếng cúng lạy văng vẳng đó tôi bắt đầu nhận thấy lời kinh khi cúng lạy của mình tha thiết hơn, an định hơn. Tôi cũng phát hiện một điều, khi ta nói thầm, niệm thầm đây cũng chỉ là những âm thanh bình thường của thân, của ý, nhưng có một thứ âm thanh cao hơn, lắng đọng hơn, thanh tịnh hơn đó là âm thanh từ trong sâu thẳm của tâm phát ra, âm thanh gần như không bị tác động bởi bên ngoài, giúp chúng ta an trú trong chánh niệm... Tôi cũng biết mình có sự tiến bộ nhỏ trên con đường Đạo. Phía trước còn nhiều thử thách cần phải qua...
Những ngày cuối tháng 8/2016
=========
Mấy ngày này tôi bị cảm, giọng không được trong. Cũng như mọi khi, sáng thức sớm cúng lạy, khoảng 4-5 giờ, bắt đầu là bài cúng Cửu Huyền, tôi định tâm để đọc, tôi thường tập trung ngay đỉnh đầu, sau mắt, lắng nghe giọng đọc của mình (đọc thầm, lắng nghe bằng tâm). Vừa phát ra thì tôi nhận ra giọng đọc của mình hôm nay sao lạ quá, giọng du dương, nhẹ nhàng, rất đều, rất thiết tha, có những chỗ kéo dài rất lạ. Bất ngờ quá! Trong khoảng thời gian bối rối đó, tôi cũng nhận ra nhiệm vụ của mình là cúng lạy, là đọc kinh, tôi tiếp tục, nhưng rõ ràng giọng này là của mình, tôi ngừng thì nó ngừng, tôi đọc thì nó đọc, vậy tại sao âm thanh lại khác, đều đều, nhẹ nhẹ, êm ái rất dễ chịu, rất tha thiết... Tôi không biết mô tả sao, nghe văng vẳng giống như tiếng niệm Phật tôi thường niệm. Tôi nghĩ chắc tiếng này cũng như thế vậy, nó từ ở một nơi sâu thẳm trong tâm mình phát ra. Dĩ nhiên những thứ này không làm mình quên nhiệm vụ cúng lạy được...
Từ khi có tiếng cúng lạy văng vẳng đó tôi bắt đầu nhận thấy lời kinh khi cúng lạy của mình tha thiết hơn, an định hơn. Tôi cũng phát hiện một điều, khi ta nói thầm, niệm thầm đây cũng chỉ là những âm thanh bình thường của thân, của ý, nhưng có một thứ âm thanh cao hơn, lắng đọng hơn, thanh tịnh hơn đó là âm thanh từ trong sâu thẳm của tâm phát ra, âm thanh gần như không bị tác động bởi bên ngoài, giúp chúng ta an trú trong chánh niệm... Tôi cũng biết mình có sự tiến bộ nhỏ trên con đường Đạo. Phía trước còn nhiều thử thách cần phải qua...
Khi ta kiên trì niệm Phật, lắng nghe tiếng niệm của mình thì chúng ta đã và đang luyện tập cho thính lực, thính căn của mình ngày càng sâu hơn, chính vì thế ta mới nghe được tiếng niệm Phật hay tiếng đọc kinh từ trong sâu thẳm của chính mình vậy.
=========
=========
Đến đây tôi lại nhớ mẫu chuyện:
- Một người nam, bị người khác âm mưu giết chết. Sau đó, những kẻ chủ mưu dùng tà thuật ém quan tài của anh ta. Suốt 10 năm anh ta không thấy ánh sáng là gì, xung quanh đều đen tối, chẳng biết cách nào thoát được. Hôm đó anh ta nghe tiếng niệm Phật - Nam Mô A Di Đà Phật - ở đâu đó phát ra, thế là anh ta niệm theo. Niệm được tiếng thứ nhất thì anh nghe thêm tiếng niệm thứ 2, không phải 1 người niệm mà 2 người niệm, anh ta lại niệm theo, sau đó anh ta nghe nhiều người niệm, cứ thế anh ta niệm theo mãi. Cứ niệm 1 câu thì anh ta thấy một ít ánh sáng, sau một lúc niệm, ánh sáng bừng tỏ và tất cả sự tối tăm kia hoàn toàn biến mất.
- Một bệnh nhân tôi quen, cô tu hành rất tốt, cô nói với tôi nhờ niệm Phật tâm của cô rất an lạc, bệnh tình thuyên giảm rất nhiều. Cô còn nói, nhờ thành tâm niệm, nhiều khi cô nghe văng vẳng đâu đó tiếng niệm Phật làm cô rất êm dịu, an lạc.
- Một bệnh nhân tôi quen, cô tu hành rất tốt, cô nói với tôi nhờ niệm Phật tâm của cô rất an lạc, bệnh tình thuyên giảm rất nhiều. Cô còn nói, nhờ thành tâm niệm, nhiều khi cô nghe văng vẳng đâu đó tiếng niệm Phật làm cô rất êm dịu, an lạc.
Chúng ta học Phật tu hành, tùy theo căn cơ mà pháp môn không đồng. Đối với Tịnh độ, mọi căn cơ đều hành trì dễ dàng, đây là pháp môn khó tin, dị hành đạo. Tịnh độ đi từ chữ Tín (trong Tín, Nguyện, Hành), chính vì bắt đầu bằng chữ Tín nên có nhiều sự mầu nhiệm, cảm ứng. Chúng ta là phàm phu ngu muội không thể dùng trí của mình mà giải thích hết sức oai thần của Chư Phật được, chỉ cần Tín và hành theo mà thôi.
==========
"Lòng thương chúng thuyết-phương Tịnh độ,
Đặng dắt-dìu tất cả chúng-sanh.
Nếu như ai cố chí làm lành,
Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật-Quốc.
Cả vũ-trụ khắp cùng vạn-vật,
Dầu Tiên, Phàm, Ma, Quỉ, Súc-sanh.
Cứ nhứt tâm tín, nguyện, phụng-hành,
Được cứu-cánh về nơi an-dưỡng.
Chỉ một kiếp Tây-phương hồi hướng,
Thoát mê-đồ dứt cuộc luân-hồi."
----- Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
==========
"Lòng thương chúng thuyết-phương Tịnh độ,
Đặng dắt-dìu tất cả chúng-sanh.
Nếu như ai cố chí làm lành,
Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật-Quốc.
Cả vũ-trụ khắp cùng vạn-vật,
Dầu Tiên, Phàm, Ma, Quỉ, Súc-sanh.
Cứ nhứt tâm tín, nguyện, phụng-hành,
Được cứu-cánh về nơi an-dưỡng.
Chỉ một kiếp Tây-phương hồi hướng,
Thoát mê-đồ dứt cuộc luân-hồi."
----- Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
Nam Mô A Di Đà Phật