Niệm Phật: Âm Thanh Văng Vẳng
Khoảng 2015
==========
Khoảng 2015
==========
Một lần nọ tôi đang niệm Phật thì tự nhiên tôi nghe văng vẳng tiếng niệm Phật của nam có khi của nữ, theo nhịp điệu rất rõ ràng, tôi lắng nghe, tôi không biết có nên theo tiếng niệm Phật này không, có vài lần tôi thử theo những tiếng niệm Phật này, chẳng có gì làm mình khó chịu cả, mà ngược lại tôi cảm thấy dễ chịu, an định trong khoảnh khắc nhỏ. Song tôi vẫn thắc mắc, tôi đi hỏi vài người, mỗi người một kiểu, má nuôi tôi khuyên hỏi dượng 4, vì dượng của tôi tu rất tin chuyên. Dượng nói là tu có tiến bộ, và tiếng mình nghe đó là A lại da thức, nghe đến đây tôi hiểu được ít ít. Khi mình niệm Phật đến một lúc nào đó thì mình sẽ trải qua các cảm giác này như đại sư Ấn Quang từng nói...
Dù cho có âm thanh gì chăng nửa, chúng ta vẫn nhớ công việc của mình là niệm Phật, niệm và niệm mà thôi.
==========
Theo duy thức học có 8 cái thức:
- 5 thức đầu là giác quan của chúng ta: nhãn thức (nhìn), nhĩ thức (nghe), tị thức (ngửi), thiệt thức (vị), thân thức (xúc chạm).
- Thức thứ 6 là ý thức: Đây là nơi đưa chúng ta thoát khỏi luân hồi hay trầm luân mãi trong vòng sanh tử, ý thức chính là ý nghiệp.
- Thức thứ 7, Mạt-na thức, còn gọi là ý căn: ta ví nó giống như người giữ cửa cho thức thứ 8, nhưng lại là nền tảng hoạt động của thức thứ 6. Nó tiếp nhận tất cả ngoại cảnh. Nếu ý thức biết huân tập từ từ sẽ làm cho thức thứ 7 trong sạch, ngược lại thức thứ 6 ô uế thì nó sẽ ô uế mãi.
- Thức thứ 8, A-lại-da thức, hay căn bản thức: Thức này chứa đựng tất cả mọi thông tin, gìn giữ nó qua nhiều đời nhiều kiếp và khi có cơ hội thì biến hiện trở lại.
Đó là 8 thức của chúng sanh. Nếu tiền kiếp chúng ta có tu hành thì những chủng tử Phật Pháp còn lưu trữ trong thức thứ 8, A-lại-da thức; kiếp này khi ta tu hành trở lại, cơ duyên thuận lợi thức thứ 8 sẽ biến hiện trở lại. Do đó, tiếng niệm Phật văng vẳng là từ A-lại-da thức là vậy.
6 thức đầu ta gọi là lục căn, lục căn thanh tịnh thì không bị nhiễm lục trần (lục trần là những thứ thuộc ngoại cảnh mà lục căn tiếp xúc, như: nhãn tiếp xúc màu sắc, tị tiếp xúc mùi thơm, vị tiếp xúc chua cay...)
Chúng ta nhớ một điều, ý thức (thức thứ 6) rất quan trọng trong cuộc sống cũng như trong tu tập, vì nó là ý nghiệp. Ý nghiệp luôn dẫn đầu, ý nghiệp thiện thì kết quả sẽ tốt đẹp, hành trì thiện nghiệp thì những chủng tử thiện nghiệp nó sẽ được lưu trữ trong A-lại-da thức, các thiện nghiệp càng nhiều thì ác nghiệp sẽ bị che mất, tàn lụi đi, không còn cơ hội biến hiện nữa.
==========
Lời dạy của Đức Thầy về lục căn đừng nhiễm lục trần:
"Nhãn thấy sắc thường hay bận-bịu,
Tai ưa nghe những điệu âm thinh.
Mắt với tai đều chọn đẹp xinh,
Còn lỗ mũi ưa mùi êm dịu.
Đồ thơm tho nó ưa nó chịu,
Chốn xạ hương hay lết lại gần.
Lưỡi ưa ngon là chuyện ân-cần,
Đồ ngọt béo nó ưa nó mến.
Thân tham sướng muốn tiền của đến,
Đặng ăn xài cho phỉ tấm tình.
Ý thì ưa sửa sắc soi hình,
Với chức phận cho cao cho quí.
Sáu đường ấy ở trong tâm ý,
Ta mau mau dứt nó cho rồi.
Nếu tỉnh tâm nào có mấy hồi,
Mượn trí-đạo đuổi ra khỏi xác.
Dứt được nó ấy là giải thoát,
Thì xác trần mới khỏi đọa-đày."
Nam Mô A Di Đà Phật
Tai ưa nghe những điệu âm thinh.
Mắt với tai đều chọn đẹp xinh,
Còn lỗ mũi ưa mùi êm dịu.
Đồ thơm tho nó ưa nó chịu,
Chốn xạ hương hay lết lại gần.
Lưỡi ưa ngon là chuyện ân-cần,
Đồ ngọt béo nó ưa nó mến.
Thân tham sướng muốn tiền của đến,
Đặng ăn xài cho phỉ tấm tình.
Ý thì ưa sửa sắc soi hình,
Với chức phận cho cao cho quí.
Sáu đường ấy ở trong tâm ý,
Ta mau mau dứt nó cho rồi.
Nếu tỉnh tâm nào có mấy hồi,
Mượn trí-đạo đuổi ra khỏi xác.
Dứt được nó ấy là giải thoát,
Thì xác trần mới khỏi đọa-đày."
Nam Mô A Di Đà Phật