Chuyển đến nội dung chính

Hôn Trầm, Thụy Miên

Niệm Phật: Hôn Trầm, Thụy Miên
--------------------
   Tôi ở bệnh viện, ngồi niệm phật trong tư thế kiết già, do lực tu còn yếu nên trong khoảng thời gian tôi bị hôn trầm, thụy miên (buồn ngủ, ngủ gục, uể oải). Bỗng tôi thấy một luồng ánh sáng như từ gương chiếu thẳng vào mắt tôi, ánh sáng giống như chúng ta dùng tấm gương phản chiếu ánh mặt trời vào thẳng mắt mình. Ánh sáng làm tôi giật mình. Thì ra mình bị hôn trầm.
   Một lần đang niệm phật (có lẽ do uể oải, mệt mỏi) tôi thấy mình đến một nơi hoang vắng, ẩm thấp, giống như nhà ma hay chùa ma gì đó, tự tôi nghĩ vậy. Sau đó tôi thấy một người cao lớn, cao hơn người bình thường gấp đôi, đứng nhắm mắt, chắp tay lên ngực, nghiêng nhè nhẹ và sau đó đổ ngã xuống. Giật mình, mình đang đổ ngã chứ không phải bức tượng kia, đó là hôn trầm. Vận động vài cái, tôi niệm phật tiếp.
   Cũng có lần ngồi niệm phật, tôi cũng bị hôn trầm, người gật gù, mất kiểm soát, lúc đó như có bàn tay vô hình nào đó vỗ vào vai, chợt tĩnh lại, nhìn quanh chẳng có ai cả, chỉ mình tôi, nhận ra mình bị hôn trầm. Dĩ nhiên còn rất nhiều...
   Hôn trầm, thụy miên là cảm giác buồn ngủ, ngủ gục, uể oải, mệt mỏi của thân, đây chính là một chướng ngại, ma chướng trên đường tu.
   Mình là người mới tu tập, lực còn yếu, rất cần sự gia hộ của Chư Bồ Tát, tuy nhiên bản thân cần phải quyết tâm mới vượt qua được những chướng ngại này.


   Khi mới bước vào con đường tu, bất kỳ ai cũng bị hôn trầm, thụy miên hành hạ. Khi bị hôn trầm, thụy miên việc niệm Phật sẽ kém hiệu quả, kể cả niệm sai chữ. Nhưng với sự kiên trì, quyết tâm chắc chắn sẽ khắc phục được nó.
   Khi cảm thấy có hôn trầm hay thụy miên (thường có dấu hiệu báo trước, cảm giác uể oải, không muốn niệm, khó chịu...), đây là một số cách tôi hóa giải chúng:
+ Niệm ra tiếng nhỏ, niệm hơi nhanh một chút.
+ Dùng chuỗi hạt để niệm, quy định niệm bao nhiêu chuỗi (đối với tôi thường là 3 -5 chuỗi).
+ Lạy Phật: đứng lạy, rồi quỳ lạy, luân phiên.
+ Quỳ niệm Phật.
+ Kinh hành: vừa đi vừa niệm Phật theo bước đi.
+ Thực hiện vài động tác tại chỗ: chà mặt, gáy, tai; chà và vỗ lưng; kéo dãn cột sống như cúi về trước, qua trái, phải, ưỡn ra sau hoặc kéo lên trên; hít sâu dồn hơi từ ngực xuống bụng, co ép bụng... tập chừng vài lần là tỉnh táo trở lại.
+ Đừng bao giờ nằm nếu muốn chiến thắng hôn trầm, thụy miên.
   Chỉ cần qua ải hôn trầm, thụy miên (thời gian hôn trầm kéo dài tùy người, thường là 15 - 30 phút) thì người sẽ tỉnh lại. Dĩ nhiên khi cơ thể đã quá mệt thì phải nghỉ ngơi vậy. Việc tu hành không phải một ngày một bữa, mà cần đều đặn và lâu dài.
   Ngoài ra, cần phải rèn luyện sức khỏe thật tốt, khi sức khỏe tốt thì việc tu hành, tịnh tọa niệm Phật sẽ đạt hiệu quả cao hơn, một số cần lưu ý:
+ Ăn uống tiết chế, chỉ vừa đủ no, hạn chế dùng những món khó tiêu hóa nhiều dầu mỡ, buổi tối chỉ ăn nhẹ.
+ Đảm bảo giấc ngủ đủ. Bình thường 1 người ngủ 8giờ/ngày, tuy nhiên tùy thuộc cơ thể từng người và lứa tuổi (đối với tôi chỉ 7giờ/ngày).
+ Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đều đặn mỗi ngày, như tôi học Aikido thân thể rất khỏe, giúp ích rất nhiều cho việc hành trì.
Muốn thắng hôn trầm thì đừng nằm đừng ngủ
Nam Mô A Di Đà Phật





Được Xem Nhiều

Hít Vào Tâm Phẳng Lặng, Thở Ra Miệng Mỉm Cười

Chánh Đạo: Hít Vào Tâm Phẳng Lặng, Thở Ra Miệng Mỉm Cười Ngày 8/9/2016 ==========     T rong lúc mọi người đang chuẩn bị cho lễ cưới của người cháu vợ, tôi tranh thủ chạy đến tịnh xá Lan Nhã Kỳ Viên, trước là cúng lạy, hai là tôi hy vọng gặp được sư phụ để giúp tôi giải được khúc mắc trong tâm mình.       Phong cảnh nơi đây yên tĩnh, vắng lặng, mát mẽ. Tôi bước vào chánh điện lạy Phật. Trong quá trình cúng lạy tôi nghe giọng một người nữ đang trò chuyện cùng sư trụ trì. Hôm nay tôi đã có may mắn gặp sư phụ rồi (đây là lần thứ hai tôi được gặp, lần đầu gặp sư phụ khi tôi 11 tuổi lúc đó ba vừa mất). Vào đảnh lễ tổ Minh Đăng Quang, tôi cầu nguyện sự gia hộ để có thể dẹp bỏ được những vọng tưởng, chiến thắng tham sân si. Tôi lễ bái xong, ngồi xuống, thì bổng nhiên người nữ lúc nãy hỏi sư phụ cách diệt trừ sân hận trong lòng. Rồi tôi nghe một câu pháp: "Hít vào tâm phẳng lặng, thở ra miệng mỉm cười" . Tôi vui mừng lắm, câu này rất đúng với tâm ý của mì...

Ngũ Nguyện Cầu

Chánh Đạo: Ngũ Nguyện Cầu Tháng 11/2016 ==========       T rung tuần tháng 11 này tôi cùng gia đình về Vườn Bồ Đề dự khóa tu 49 ngày (tôi chỉ dự được 3 ngày cuối). Bấy lâu nay bản thân thường thắc mắc không hiểu lắm bài Ngũ nguyện cầu của Đức Thầy chỉ dạy, bài cúng như thế này: Nam mô nhứt nguyện cầu: Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhơn Hoàng, Liên Hoa Hải Hội, Thượng Phật từ bi, Phật vương độ chúng, thế giới bình an Nam mô nhị nguyện cầu: Cửu Huyền Thất Tổ tịnh độ siêu sanh Nam mô tam nguyện cầu: Phụ mẫu tại đường tăng long phước thọ thọ, phụ mẫu quá khứ trực vãng Tây Phương Nam mô tứ nguyện cầu: Bá tánh vạn dân từ tâm bát ái, giải thoát mê ly Nam mô ngũ nguyện cầu: Phật Tổ, Phật Thầy từ bi xá tội đệ tử tiêu tai tịnh sự, trí huệ thông minh giai đắc đạo quả     Tôi thường thắc mắc tại sao nguyện đầu tiên cầu cho thế giới, mãi đến nguyện thứ tư mới đến bá tánh vạn dân, chính giữa lại ...

Vượt Qua Thử Thách

Vượt Qua Thử Thách 24/10/2019   -----------------------     Từ trẻ cô đã biết đến Phật Pháp, tu hành khá tinh tấn. Sau khi lập gia đình, do bận bịu cuộc sống việc tu hành bị gián đoạn. Tôi biết đến cô nhờ một chuyến đi công tác. Gặp cô tôi cảm thấy rất thân thiện. Tuy nhiên trên khuôn mặt của cô luôn thể hiện sự sầu muộn, lo lắng. Các con của cô công việc chưa ổn định, người con trai không tích cực làm việc như mọi người, gây rất nhiều phiền não đến cho cô. Gia đình cũng không dư dả gì. Tôi với cô rất thân thiết như người trong gia đình.    Năm 2012 cô thấy sức khỏe yếu hẳn, đi kiểm tra, phát hiện mình bị ung thư. Cô hơi rối trí. Gian đoạn này gia đình đang có những trục trặc, khó khăn, tiền nong không có nhiều. Cô được đưa vào Sài Gòn chữa trị. Căn bệnh hành hạ cô rất nặng nề, lại thêm con cái chưa ổn định nên tinh thần của một người mẹ như cô càng bế tắc hơn. Mọi thứ bắt đầu đổ dồn về cho cô. Vì khó khăn về tiền bạc, nên cô dự định bán nhà, một phần dành ...