Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 9 4, 2016

Nghịch Cảnh Và Thuận Cảnh

Chánh Đạo: Nghịch Cảnh Và Thuận Cảnh ==========     Thời gian bên Mỹ, má nuôi tôi phải giữ cháu ngoại, đứa bé vài tháng tuổi, má nói mỗi lần nó bú sữa thì má niệm Phật cho nó bú, hát ru bé bằng sáu chữ Di Đà, khi nó ngủ thì tranh thủ trì chú hoặc niệm Phật... Giai đoạn này má rất tinh tấn. Qua Mỹ ngoài việc giữ trẻ, còn phải phụ con gái làm nail, má nói hễ có thời gian trống là má niệm Phật hoặc trì chú. Nên đứa con gái rất thương má. Cũng nhờ tinh tấn mà má ngộ được Phật Pháp, má cảm thấy hạnh phúc và an lạc, rồi cảm giác muốn vãng sanh xuất hiện, tuy được 3 ngày nhưng cũng chứng tỏ rằng má tu tập rất tiến bộ. Rõ ràng dù bận bịu, dù nghịch cảnh nhưng vẫn tu tập và thăng tiến... Về Việt Nam, gặp lại bố, một thời gian sau bố nuôi bị tai biến, yếu tay chân, ăn nói cũng khó... Má lại vướng vào khó khăn này, tuy nhiên nhờ dì Tư và mọi người giúp đỡ, má tiếp tục con đường tu tập. Hiện má có cơ hội về ở vườn Bồ Đề, má rất mừng vì đây là cơ hội rất tốt, còn có thể chăm sóc bố. ...

Âm Thanh Khi Cúng Lạy

Niệm Phật: Âm Thanh Khi Cúng Lạy Những ngày cuối tháng 8/2016 =========    Mấy ngày này tôi bị cảm, giọng không được trong. Cũng như mọi khi, sáng thức sớm cúng lạy, khoảng 4-5 giờ, bắt đầu là bài cúng Cửu Huyền, tôi định tâm để đọc, tôi thường tập trung ngay đỉnh đầu, sau mắt, lắng nghe giọng đọc của mình (đọc thầm, lắng nghe bằng tâm). Vừa phát ra thì tôi nhận ra giọng đọc của mình hôm nay sao lạ quá, giọng du dương, nhẹ nhàng, rất đều, rất thiết tha, có những chỗ kéo dài rất lạ. Bất ngờ quá! Trong khoảng thời gian bối rối đó, tôi cũng nhận ra nhiệm vụ của mình là cúng lạy, là đọc kinh, tôi tiếp tục, nhưng rõ ràng giọng này là của mình, tôi ngừng thì nó ngừng, tôi đọc thì nó đọc, vậy tại sao âm thanh lại khác, đều đều, nhẹ nhẹ, êm ái rất dễ chịu, rất tha thiết... Tôi không biết mô tả sao, nghe văng vẳng giống như tiếng niệm Phật tôi thường niệm. Tôi nghĩ chắc tiếng này cũng như thế vậy, nó từ ở một nơi sâu thẳm trong tâm mình phát ra. Dĩ nhiên những thứ này không làm mình...

Bệnh nghề nghiệp hả?

Chiều 4/9/2016       V ợ chồng đi ngang đoạn đường, tôi thấy có ai đó bỏ một kệ gỗ, ván nguyên miếng chứ không phải ván ép, trong đầu nảy sinh cách thiết kế một kệ nhỏ, tôi dừng lại nhìn lại kệ bỏ đó. Vợ vỗ vai tôi: "bệnh nghề nghiệp hả?" (Trước đây tôi thường lấy gỗ về chế tác bàn, tủ... Nên khi gặp chúng là suy nghĩ tìm cách tái chế để sử dụng, vợ tôi coi đó như là bệnh nghề nghiệp). Khi nghe nói thế, tôi cười: "Ừ bệnh nghề nghiệp!", rồi đi tiếp. Khi về cũng đi ngang kệ ấy, nhìn lại nó, tôi nói: "Kệ ván tốt vậy sao mà bỏ?". Vợ tôi kéo tôi đi...      Tôi chợt nhớ đến câu chuyện của bác hai Như Sanh, có đứa cháu hỏi bác Hai cách buông xả, bác nói đơn giản, cầm cái ly lên muốn bỏ thì buông tay ra, không cần phương pháp gì cả, còn không muốn bỏ thì dù cái ly có vỡ chúng ta vẫn còn luyến tiếc cầm mảnh vỡ của nó lên... Tôi vẫn chưa buông bỏ hẳn được, tôi lại nghĩ tiếp, tạo ra thêm kệ là có thêm đồ, mà có thêm đồ thì có thêm vướng víu, trong khi tôi lại ...