Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 30, 2019

Bể Bắc Non Tần

Thiên cơ: Bể Bắc Non Tần ------------------ "Lao xao bể Bắc Non Tần Quân phiên tham báu xa gần cũng qua Tranh phân cho rõ tài bà Cùng nhau giành giựt mới là thây phơi" (Sấm giảng quyển 3, Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH) ------------------- - Bể Bắc là vùng biển Đông, Thái Bình Dương.    Từ lúc Trung Quốc tuyên bố đường chín đoạn như cái lưỡi bò thì biển Đông bắt đầu rầm rộ lên. Sau đó đến giàn khoan 981, rồi đến hôm nay. Sự gây hấn sẽ đưa nhiều nước đến đây, gây nên một trận thư hùng, như Ngài Thành Sĩ (PGHH) nói: " Giặc giã lớn chưa từng ngó thấy Chúng dùng nhiều khí giới kinh thiên. Làm cho đất động trời nghiêng, Sanh linh chết chóc muôn thiên khó lường. Thây lấp giáp Bình Dương biển lớn, Máu trôi đầy khắp chốn cùng nơi. Còn chi mạng số người đời, Nếu không chưởng phước khó ngồi thế gian"       (Lời Vàng Trong Mộng,1958)     Đồng thời với việc gây hấn ở biển Đông thì TQ sẽ khởi binh cùng Campuchia xâm chiếm VN. Vì lấy được VN là lấy trọn biển Đông. ...

" Cái Om" Bể

Thiên Cơ: "Cái Om" Bể Trận chiến Biển Đông, Thái Bình Dương --------------------- 1. Tiên tri Ngô Đình Diệm với "cái Om": " Vạy ngay chứng có thiên đình, Chừng nào Phật khiến thình lình bể Om. Ghe xuồng có nước thì hom, Dầu chai không có bể Om loạn rừng" ....... "Cha tu con mang bị tròn, Chín oai không có Sài Gòn bể Om. Ngồi buồn ngó nước lom lom, Mùa xuân nước chảy bể Om nào ngờ" ........ "Thương đông đảo là xứ Sài Gòn Bể Om việc trước hao mòn các nơi" --------------------    Bài này của ông Ba Thới, Bửu Sơn Kỳ Hương, trong Kim Cổ Kỳ Quan, đầu XX. Thời VN còn Pháp thuộc chưa ai hiểu câu này. Khi phân chia Nam Bắc, Ngô Đình Diệm chấp chánh, thì những trong đạo cũng còn mờ mờ, chưa ai biết thế nào. Khi Ông Diệm bị ám sát thì người ta giật mình. Ông Diệm chấp chính chưa tròn 9 năm (khoảng 26/10/1955 - 2/11/1963, theo Wikipedia.org). Cái Om ở đây là ám chỉ Ngô Đình Diệm, nhưng vì là thiên cơ không thể nói rõ ra được. ---...

Lụy Tam Châu

Thiên Cơ: Lụy Tam Châu Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH -------------------- Chánh văn: "Tam châu hữu ngạn lụy nhỏ sa, Thập bát chư bang động can qua. Dương gian mảnh thú trừ tàn ác, Lê thứ hậu lai khổ thiết tha. Tần bang hậu hận tiên diêu động, Nam quốc lương dân kiến linh xa. Phồn hoa đô hội lưu giang huyết, Dư đảng dọc ngang cấp Ma - ha." ---- Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH, 1939 ------------------- - "Lụy Tam châu": từ lụy cũng là lệ, nước mắt rơi vì đau thương. - "Tam châu hữu ngạn":    + Nghĩa đen là Châu Đốc, Châu Phú, Phú Châu 3 nơi này hữu ngạn (bên phải) của sông Mekong.    + Hiểu rộng ra là 3 châu lục: Á, Âu, Mỹ. 3 Châu xoay quanh trục Thái Bình Dương - "Thập bát chư bang động can qua": can qua là chiến tranh, 18 nước sẽ gây chiến ở vùng Tam Châu này    + "...Cửu cửu y nhiên, tình riêng tham báu, đổ máu tuông rơi..." (18 nước vì lòng tham sẽ tranh giành giết nhau) - Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH, bài Hố Hò Khoan. Hay,    + ...

Khai mở Thiên Cơ

Khai mở- Thế kỷ XIX - XX Tháng 7 năm 2018 ---------------------      Sau một thời gian từ khi mới bắt đầu niệm Phật, có một cảm giác bắt đầu xuất hiện, đó là cảm giác lo lắng như mình tu không kịp, cảm giác này càng lúc càng mạnh. Tôi đã đi tìm lời giải cho vấn đề này, tôi đã phát hiện ra hội Long Hoa, hiểu thêm về Phật Giáo Hoà Hảo, đạo Cao Đài... Rồi tôi nhận ra có một sự trùng hợp kỳ lạ, đó là từ khoảng thế kỷ XIX - XX có rất nhiều vị cao tăng, lãnh đạo tôn giáo, vị chân tu truyền đạo, các vị này có hình thức cuộc sống khác nhau nhưng có cùng mục đích là duy trì hoà bình thế giới, đạo đức nhân sinh, giúp mọi người quay về Chánh Đạo. Họ được rất nhiều người tôn sùng, kính trọng. Họ là tấm gương từ bi hỷ xã, tấm gương về đạo đức nhân sinh. Dĩ nhiên không phải chỉ có khoảng thời gian này mà còn ở những khoảng thời gian khác. Tuy nhiên sự xuất hiện những vị rất đặc biệt, đây là một số những vị tôi biết. Sự may mắn được tìm hiểu giáo lý giảng dạy. Tôi nhận ra họ là ...

Thích, Nho, Lão

Chuyện bên thầy: Thích Lão Nho --------------------    Ông Cả Đào Thành Đô, Hương cả làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc là một nhà nho uyên thâm. Ông cả Đô nặng lòng ái quốc ưu dân, gặp cảnh nước mất nhà tan, ông luôn thao thức trước tiền đồ Tổ Quốc. Ông mượn chức vị Hương cả, đứng đầu Ban hội Tề làng Tân An làm bình phong để tiện bề hoạt động theo ý muốn. Ông cả có sắm chiếc ghe hầu bốn bổ chèo. Khi có việc lên quan xuống huyện, ông xuống ghe bảo gia nhân chèo đưa ông đi. Ông mượn phương tiện nầy chu du khắp Hậu giang, Tiền giang để tìm người tri âm, tri kỷ. Ông cả chẳng những thông suốt Tứ Thư, Ngũ Kinh của Khổng Mạnh mà còn am hiểu về đạo Phật, đạo Lão nữa. Sĩ phu trong vùng đều nghe danh ông Cả. Ông thường lui tới vấn đáp họa thơ với các nhà nho như Năm Di, Bảy Hinh v.. .v.. .    Ngày kia ông Cả nghe Đức Thầy mở Đạo dạy đời ở Hòa Hảo. Đức Thầy có biệt tài trị bịnh bằng giấy vàng nước lã mà bịnh chi cũng lành. Ngài cũng có đặc tài cải tử huờn sanh,...