Nhật Ký: Lễ Khai Sáng Đạo PGHH 2019
Ngày 01/07/2019
==========
Về dự hội lần này, chúng tôi gặp lại những đồng đạo ở Nghệ An vào. Họ là những người rất tốt. Trong đoàn có chú L, chú hiền từ, chú có người con trai có chút vấn đề về tâm thần kinh. Gia đình có đi nhiều nơi, vào bệnh viện tâm thần điều trị mấy năm, rồi ở chùa Ba Vàng nữa tuy nhiên vẫn chưa ổn (sau sự cố chùa Ba Bàng nên đưa con trai về nhà). Lần trước ra Nghệ An có gặp chú và trao đổi với chú, chú có hứa sẽ vào Nam. Do đó, lần này chú sắp xếp vào và dẫn luôn đứa con theo.
Lúc mới gặp con chú, tôi nghĩ em nó bị vong dựa nên mới có biểu hiện như thế. Khi vào vườn Bồ Đề, qua tiếp xúc, dượng 4 nói là bệnh lý tâm thần kinh. Gia đình có ra Vũng Tàu gặp thầy Thích Giác Hạnh, thầy cũng nói thế; em nó sau này vào bệnh viện điều trị và cũng giảm khá nhiều, thật là tốt.
Chuyến đi này chúng tôi lên núi Trà Sư, ghé điện Huỳnh Long, nơi Đức Thầy trú ngụ 62 ngày trước khi truyền Đạo. Đây là chỗ linh thiêng.
Tối đó lên núi Cấm nghỉ ngơi, chúng tôi (có vợ và chị đồng đạo Dung) gặp lại sư huynh (tôi gọi anh Hai), sư huynh chia sẻ nhiều về việc tu hành. Huynh là người ít nói, trầm lặng. May mắn sao, hôm đó gặp mặt, huynh chia sẻ khá nhiều, nhất là về Ngũ Uẩn: Sắc Thọ Tưởng Hành Thức. Qua đó tôi hiểu thêm nhiều thứ, cảm ơn sư huynh nhiều lắm.
Chuyến này không vào được Tổ Đình, bị bệnh te tua, kéo dài 3 tuần, nhưng vẫn phải cố gắng theo mọi người, nhờ vậy mới có cơ hội nâng cao việc tu hành của mình.
=========
Ngũ Uẩn: Sắc Thọ Tưởng Hành Thức
- Sắc uẩn: Sắc thân (do tứ đại: đất, nước, gió, lửa) gồm sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Lúc mới tạo, sắc còn còn nhỏ bé từ từ học hỏi nên ngày càng trưởng thành hơn. Lục căn tiếp xúc với những thứ bên ngoài tương ứng gọi là lục trần: màu sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm, ý nghĩ.
Hình từ internet |
- Thọ uẩn: tức là toàn bộ các cảm giác, cảm nhận sự thay đổi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính (không dễ chịu cũng không khó chịu).
- Tưởng uẩn: là nhận biết sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác mùi kia, dễ chịu hay khó chịu...
- Hành uẩn: là ý định, tư duy trước 1 quyết định. Hành sẽ tạo nên nghiệp thiện, ác, không thiện không ác. Nó liên quan đến Tam nghiệp (Thân, Khẩu, Ý).
- Thức uẩn: là sự nhận thức mang tính mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái kia đắng, mặc định cái nọ màu đỏ, mặc định cái kia nóng, cái này lợi, cái kia không lợi...Thức giống như tấm gương phản chiếu, ghi nhận, lưu giữ, xuất ra khi cần. Thức có 8 loại: 6 loại thức đầu liên quan đến 6 giác quan, 2 loại còn lại là Mạt - na thức và A - lại - da thức.
Hình từ internet |
Một đứa bé sinh ra (đó là Sắc). Từ từ bé sẽ cảm nhận xung quanh, tuy nhiên sự nhận biết đơn giản, ví dụ nhận biết thứ gì đó và cho vào miệng, nhưng không xác định được nó là gì (đó là Thọ). Thời gian học hỏi bé nhận biết phân biệt màu sắc, âm thanh, thức ăn (đó là Tưởng). Sự hình thành giao tiếp, cử chỉ lời nói, bé biết đòi món ăn, đồ chơi, biết suy nghĩ, hiểu lời người khác nói, biết cách sử dụng 1 số món đồ như thế nào... (đó là Hành). Những hành động lặp đi lặp lại, các biểu hiện buồn vui ghét... hình thành, sự nhận thức cao hơn, gặp các sự việc hiện thượng bé tự hoạt động tự làm,... (đó là Thức).
5 thức này luân chuyển nương vào nhau, nên Ngũ Uẩn mang tính vô thường, đau khổ. Nguyên nhân là do "chấp" (chấp là tâm mình nghĩ mình là trên hết, cái thân này của tôi, cái món kia của tôi, do nghĩ thế nên mới cố gắng giữ, càng giữ thì càng khổ, càng phiền não). Do đó quán chiếu Ngũ Uẩn chỉ là tạm bợ, rồi sẽ mất. Nó là vô thường. Chúng ta nương vào nó nhưng không bị vướng vào nó thì từng bước sẽ thoát khỏi sinh tử luân hồi.
==========
Ngũ Uẩn Theo Lời Dạy Của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH:
"Phải phá tan Ngũ-Uẩn trong mình.
Chữ Tham trong ý muốn mặc tình,
Rán định tánh trừ cho nó tuyệt.
Chữ gây-gổ là Sân hãy diệt,
Cho nó đừng thấp-thoáng trong lòng.
Thêm chữ Si thiệt quá lòng-dòng,
Nên tỉnh trí tìm nơi dụt tắt.
Chữ Nhơn Ngã cũng là quá gắt,
Ta chớ nên phân biệt với người.
Dẹp năm tên được mới mừng cười,
Vô pháp-tướng mới là thiệt tướng"
Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH |
Đức Giáo Chủ PGHH đã giảng giải về Ngũ Uẩn có sự khác với Kinh Phật, thay vì Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức được Ngài thay vào đó là Tham, Sân, Si, Nhơn, Ngã:
1/-Tham: tức là tham lam, tham muốn. Có những cái tham: tham danh, tham tài, tham ái, tham ăn, tham ngủ, tham chơi. Đây là thứ dẫn ta đi luân hồi. Muốn diệt được cái tham lấy bố thí, lấy quán bất tịnh mà trị.
2/-Sân: là sự nóng giận. Vì chấp vào bản thân mình (cái Tôi) vào những cái của bản thân (cái Của Tôi) nên một khi sự việc không theo ý muốn thì sân hận dâng lên rất mãnh liệt. Bản thân tôi thường bị cái sân hận quậy phá nên rất có kinh nghiệm trong diệt trừ cái này. Từng bước mà diệt trừ nó bằng giới luật, bằng tình yêu thương bình đẳng, buông bỏ cái Ta và cái Của Ta thì từ từ sẽ diệt được nó.
3/-Si: là si mê, u mê. Không phân biệt được tà chánh. Đây thuộc về trí tuệ. Trí tuệ yếu kém quá thì dễ bị dẫn dắt. Trí tuệ mà cao hơn mọi người thì dễ tăng thượng mạn. Do đó dễ vào tà đạo. Cần nương theo giáo lý Phật, của Đức Thầy quán xét bản thân mà từng bước loại bỏ u mê.
“Mau trở lại đừng theo tà quỉ,
Tham, Sân, Si chớ để trong lòng.
Phải giữ lòng cho được sạch trong,
Mới thoát khỏi trong vòng bịnh khổ.”
(Kệ Dân, Q.2)
4/-Nhơn: hay Nhân, là người, là tính nhân hay Đức. Làm người ai cũng muốn thọ dụng theo ý mình, xem mình là trên hết, Không đứng ở phương diện của người khác mà phán xét. Luôn luôn lấy bản thân làm nền tảng, bắt người khác phục vụ theo. Thậm tệ hơn nữa là sẵn sàng dùng bất cứ thủ đoạn nào, kể cả tính mạng con người để đạt cho bằng được mục đích của mình. Đó chính là lý do cho sự tàn lụi của thế giới ngày nay. Giữ được chữ Nhơn trong sạch, thanh khiết là cơ bản cho sự giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
5/-Ngã: là bản ngã, phần sâu hơn của cái Nhơn, cái Tâm chấp Ta và cái Của Ta. Ta cũng gọi là Chấp Ngã. Vì chấp vào cái thân này của Ta, các vật dụng hay những cảm xúc... là Của Ta, cho nên tìm mọi cách bảo vệ không cho ai xâm phạm, chiếm mất. Mặt khác Ta luôn tìm cách cho cái Ta và cái Của Ta được đẹp hơn, cao hơn người khác, xem người khác không bằng mình. Đó là Tâm phân biệt Chấp Trước. Diệt được cái Ngã để đạt cái Vô Ngã, chính là Niết Bàn.
Ví dụ cái bánh tét: nhân của bánh tét ta xem nó là cái Ngã; phấn nếp là cái Nhơn; phần lá gói bên ngoài đó chính là Tham Sân Si. Cội nguồn mọi thứ chính là cái Ngã là thế
“Tâm trần tục còn phân nhơn ngã,
Thì làm sao thoát khỏi luân hồi”.
(Kệ Dân, Q.2)
"Phá ngũ uẩn rứt lần tham ái,
Cội sân si cũng phải tảo trừ.
Đem về giác tánh chơn như,
Kim thân thị hiện dứt trừ tử sanh”.
(Cho Ông Cò Tàu Hảo)
Hình từ internet |
Thời Đức Phật tại thế, con người tuy có tham sân si nhưng vẫn chưa nặng nề như thời Mạt Pháp này. Tâm tính con người gần thuần nhất, tánh thiện ưu thế, nên Đức Phật giảng giải Ngũ Uẩn theo Sắc Thọ Tưởng Hành Thức. Quán chiếu Ngũ Uẩn là vô thường, không còn chấp mê nữa thì tự ắt từng bước rời khỏi luân hồi. Do đó, thời đó rất nhiều vị đắc đạo tại thế.
Thời nay, lúc Đức Huỳnh Giáo Chủ truyền đạo, Phật Pháp lu mờ, con người càng lúc bị ma tâm lôi kéo, nên đạo đức ngày càng suy đồi. Việc quán chiếu Sắc Thọ Tưởng Hành Thức cần đưa về cụ thể rõ ràng hơn, thiết thực hơn. Ngoài ra kinh Phật chủ yếu từ tiếng Phạn hoặc tiếng Hán nên để hiểu cặn kẽ và hành theo kinh sách sẽ khó khăn cho nhiều người. Chính vì thế Đức Thầy đã đưa Ngũ Uẩn trở về cái đơn giản dễ hiểu, tuy khác hình thức nhưng căn bản nội dung không khác.
Bản chất Ngũ Uẩn là cái "Chấp", bỏ cái chấp là giác ngộ, bỏ chúng sanh thì thành Phật.
Thời nay, lúc Đức Huỳnh Giáo Chủ truyền đạo, Phật Pháp lu mờ, con người càng lúc bị ma tâm lôi kéo, nên đạo đức ngày càng suy đồi. Việc quán chiếu Sắc Thọ Tưởng Hành Thức cần đưa về cụ thể rõ ràng hơn, thiết thực hơn. Ngoài ra kinh Phật chủ yếu từ tiếng Phạn hoặc tiếng Hán nên để hiểu cặn kẽ và hành theo kinh sách sẽ khó khăn cho nhiều người. Chính vì thế Đức Thầy đã đưa Ngũ Uẩn trở về cái đơn giản dễ hiểu, tuy khác hình thức nhưng căn bản nội dung không khác.
Bản chất Ngũ Uẩn là cái "Chấp", bỏ cái chấp là giác ngộ, bỏ chúng sanh thì thành Phật.
"Nay ông nhập tự làm tăng
Trước sau tuy khác thiện căn vẫn đồng"
(Cho Ông Cò Tàu Hảo, Đức Huỳnh Hảo Chủ PGHH)
Hình từ internet |
Đối với pháp môn Tịnh Độ để bỏ được cái "Chấp", không vướng vào Ngũ Uẩn chúng ta cần nương tựa Bổn nguyện niệm Phật, nương vào tha lực của Đức Phật, quán chiếu cái thân là tạm bợ, nhưng nhờ có cái thân này mình mới tu hành được. Quán chiếu bản thân thường xuyên, ngăn chặn đừng để phiền não xảy ra bằng thường hành niệm Phật. Nếu phiền não xảy ra rồi thì quán sự vô thường, buông bỏ "Chấp" để quay về với tiếng niệm Phật của mình.
Nam Mô A Di Đà Phật