Thần Chú 2: Công Đức Bảo Sơn Thần Chú
Thần Chú là những câu ngắn hoặc bài dài trong các kinh thường nhắc đến. Nói đến Thần Chú, ta cũng không cần phải phân tích cặn kẽ, thật sự cũng khó lý giải nghĩa, quan trọng là biết nguồn gốc và ý nghĩa của Chú. Trì Chú cần một niềm tin tuyệt đối, có thể trì nhanh hoặc chậm, lớn nhỏ hoặc niệm thầm, nhưng phải rõ từng chữ.
Sự mầu nhiệm của Thần chú không thể nghĩ bàn, thành quả gặt hái vô cùng to lớn. Tùy theo mỗi người mà có sự thích ứng khác nhau. Có những người chỉ cần đọc vài lần là thuộc được câu chú, có những người đọc cả đời không thuộc, tất cả đều do căn duyên tiền kiếp, không cần câu nệ, chỉ cần chúng ta thành tâm là được.
Thần Chú giống như vũ khí để chiến đấu, giống như password để mở cửa, cũng có thể như tự kỷ ám thị... Vì sức mạnh của Thần Chú quá lớn, do đó khi trì, tâm phải thành kính và hướng thiện, nếu không dễ rơi vào tà đạo.
Ngoài Thần Chú cũng có những loại Chú khác mà người sử dụng phục vụ cho lợi ích cá nhân, đó là Tà Chú, ví dụ như bùa lỗ ban hay các bùa phép khác. Ngày xưa những người biết sử dụng Thần Chú, gọi là phù thủy.
==========
Thần Chú: Công Đức Bảo Sơn Thần Chú
Nguồn gốc:
BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả: Tỳ Khưu Thích Viên Đức
TẬP BA
KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI HỘI THÍCH
THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU
SỞ THUYẾT ĐÀ RA NI KINH HỘI THÍCH
(Quyển Hạ)
CÔNG ĐỨC BẢO SƠN ĐÀ RA NI
Nam Mô Phật Đà da
Nam Mô Đạt Ma da
Nam Mô Tăng Già da
Án tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.
Kinh Đại Tập nói: Nếu người tụng chú này một biến, như lễ Đại Phật Danh kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Đại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sanh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sanh Tây phương thế giới, được (thấy Phật A Di Đà, thượng phẩm thượng sanh).
Link tham khảo:
https://quangduc.com/p1244a44873/11/23-cong-duc-bao-son-than-chu
==========
Nam Mô A Di Đà Phật