Khẩu nghiệp
Thân làm, Miệng nói, Ý nghĩ suy
Gìn giữ ba tên chẳng dễ gì
Nếu có quyết tâm không phiền lụy
Nhược bằng đau khổ nghiệp mang đi.
Ngày xưa Đức Phật dạy chúng ta có 3 nghiệp, đó là: Thân, Khẩu, Ý nghiệp. Trong đó Ý nghiệp là dẫn đầu. Dĩ nhiên trước khi làm gì chúng ta phải suy nghĩ xong mới làm. Tuy nhiên ở thời đại này, Khẩu nghiệp là nặng nề nhất. Người ta sẵn sàng buông ra lời mắng nhiếc, hạ bệ người khác mà chưa cần suy nghĩ. Vì sao như thế?
Tất cả đều theo thói quen, khi thành thục tự ắt sẽ buông ra như một phản xạ, từ phản xạ có điều kiện thành phản xạ vô điều kiện.
Ta quay về cơ thể mình, ví dụ: khi một vật bay nhanh vào mắt, lập tức mắt phản xạ đóng mi lại để tránh bụi bay vào. Phản xạ này chúng ta không tập luyện mà nó tự có của cơ thể, đó là phản xạ vô điều kiện.
Có những phản xạ chúng ta tập từ nhỏ, rồi từ từ nó thành thói quen, như: Ngày ăn 3 cử: sáng, trưa, chiều, khi đến giờ là cơ thể tự động đói bụng buộc chúng ta phải ăn. Đó là phản xạ có điều kiện, khi phản xạ có điều kiện lặp đi lặp lại thường xuyên thì tự ắt trở thành phản xạ vô điều kiện.
Cái miệng chúng ta cũng thế, có những thứ chúng ta học từ bé, làm nhiều thành thói quen, khi gặp tình huống, tự động phát ra mà không cần suy nghĩ.
Ví dụ: thói quen chào buổi sáng, gặp ai cũng chào, ngày qua ngày tự ắt gặp nhau là chào không cần phải suy nghĩ; hay thói quen cảm ơn, cảm ơn thường xuyên thành thói quen, người ta làm gì giúp mình, mình cũng cảm ơn; ngược lại, miệng chúng ta hay chửi thề, nói tục thì gặp chuyện gì không vừa lòng thì lập tức chửi thề nói tục ngay... Tất cả đó là những thói quen tập thành phản xạ, hay nói cách khác, chuyển từ phản xạ có điều kiện thành phản xạ không điều kiện.
Gìn giữ ba tên chẳng dễ gì
Nếu có quyết tâm không phiền lụy
Nhược bằng đau khổ nghiệp mang đi.
Ngày xưa Đức Phật dạy chúng ta có 3 nghiệp, đó là: Thân, Khẩu, Ý nghiệp. Trong đó Ý nghiệp là dẫn đầu. Dĩ nhiên trước khi làm gì chúng ta phải suy nghĩ xong mới làm. Tuy nhiên ở thời đại này, Khẩu nghiệp là nặng nề nhất. Người ta sẵn sàng buông ra lời mắng nhiếc, hạ bệ người khác mà chưa cần suy nghĩ. Vì sao như thế?
Tất cả đều theo thói quen, khi thành thục tự ắt sẽ buông ra như một phản xạ, từ phản xạ có điều kiện thành phản xạ vô điều kiện.
Ta quay về cơ thể mình, ví dụ: khi một vật bay nhanh vào mắt, lập tức mắt phản xạ đóng mi lại để tránh bụi bay vào. Phản xạ này chúng ta không tập luyện mà nó tự có của cơ thể, đó là phản xạ vô điều kiện.
Có những phản xạ chúng ta tập từ nhỏ, rồi từ từ nó thành thói quen, như: Ngày ăn 3 cử: sáng, trưa, chiều, khi đến giờ là cơ thể tự động đói bụng buộc chúng ta phải ăn. Đó là phản xạ có điều kiện, khi phản xạ có điều kiện lặp đi lặp lại thường xuyên thì tự ắt trở thành phản xạ vô điều kiện.
Cái miệng chúng ta cũng thế, có những thứ chúng ta học từ bé, làm nhiều thành thói quen, khi gặp tình huống, tự động phát ra mà không cần suy nghĩ.
Ví dụ: thói quen chào buổi sáng, gặp ai cũng chào, ngày qua ngày tự ắt gặp nhau là chào không cần phải suy nghĩ; hay thói quen cảm ơn, cảm ơn thường xuyên thành thói quen, người ta làm gì giúp mình, mình cũng cảm ơn; ngược lại, miệng chúng ta hay chửi thề, nói tục thì gặp chuyện gì không vừa lòng thì lập tức chửi thề nói tục ngay... Tất cả đó là những thói quen tập thành phản xạ, hay nói cách khác, chuyển từ phản xạ có điều kiện thành phản xạ không điều kiện.
Xã hội giờ cũng thế, những thói hư tật xấu do huân tập thành thói quen, nên đụng chuyện là tạo nên khẩu nghiệp xấu. Điều đó giờ đã thành phản xạ vô điều kiện. Do đó muốn bỏ những thói xấu này và rèn luyện bản thân tiến bộ hơn, chúng ta cần phải huân tập thường xuyên mỗi ngày.
"Lời nói từ nơi cửa miệng
Tiếng luận bàn liệu biện đề phòng
Giữ gìn miệng đặng sạch trong
Thốt lời minh chánh rèn lòng tụng kinh."
(Câu này có lẽ trong đoạn kinh nào đó, tôi tình cờ đọc được trên mạng)
Một số cách tập luyện mỗi ngày để bản thân tiến bộ hơn.
- Tập chào người khác vào buổi sáng và khi về.
- Tập khen ngợi những người xung quanh, mỗi ngày 5 - 10 người.
- Tập nói xin lỗi, cảm ơn trong công việc dù việc đó nhỏ bé.
- Tập niệm Phật hoặc hít thở trước khi nói, điện thoại.
- Tập suy nghĩ tốt về người khác, dù người ta ảnh hưởng không tốt với mình (điều này khó, nhưng cố gắng tập sẽ được)
- ....
Còn nhiều cách để tập luyện, mỗi người tự đưa ra cho mình phương pháp. Khi chúng ta hành trì tu hành nhiều, tâm sẽ rộng mở, tình yêu thương sẽ rộng lớn thì khẩu nghiệp sẽ ít lại. Trong đầu ta lúc nào cũng có niệm Phật, trì Chú, hành thiền... thì không còn chỗ cho các thứ xấu chen vào, tự ắt sẽ ổn.
Nếu có 1 ly nước nước đục, bạn muốn cho ly nước này trong lại, thì ngoài chuyện đổ bỏ ly nước đó thay bằng ly nước khác, cũng có một cách khác để làm, đó là bạn lấy nước trong chế liên tục vào ly nước đục đó, một lúc nào đó ly nước đục kia sẽ trong sạch lại.
Nước trong đó chính là Chánh Đạo. Đạo vào thân tâm ta càng nhiều và liên tục thì những thứ dơ bẩn, đen tối sẽ biến mất.
_________________
Nam Mô A Di Đà Phật
"Lời nói từ nơi cửa miệng
Tiếng luận bàn liệu biện đề phòng
Giữ gìn miệng đặng sạch trong
Thốt lời minh chánh rèn lòng tụng kinh."
(Câu này có lẽ trong đoạn kinh nào đó, tôi tình cờ đọc được trên mạng)
Một số cách tập luyện mỗi ngày để bản thân tiến bộ hơn.
- Tập chào người khác vào buổi sáng và khi về.
- Tập khen ngợi những người xung quanh, mỗi ngày 5 - 10 người.
- Tập nói xin lỗi, cảm ơn trong công việc dù việc đó nhỏ bé.
- Tập niệm Phật hoặc hít thở trước khi nói, điện thoại.
- Tập suy nghĩ tốt về người khác, dù người ta ảnh hưởng không tốt với mình (điều này khó, nhưng cố gắng tập sẽ được)
- ....
Còn nhiều cách để tập luyện, mỗi người tự đưa ra cho mình phương pháp. Khi chúng ta hành trì tu hành nhiều, tâm sẽ rộng mở, tình yêu thương sẽ rộng lớn thì khẩu nghiệp sẽ ít lại. Trong đầu ta lúc nào cũng có niệm Phật, trì Chú, hành thiền... thì không còn chỗ cho các thứ xấu chen vào, tự ắt sẽ ổn.
Nếu có 1 ly nước nước đục, bạn muốn cho ly nước này trong lại, thì ngoài chuyện đổ bỏ ly nước đó thay bằng ly nước khác, cũng có một cách khác để làm, đó là bạn lấy nước trong chế liên tục vào ly nước đục đó, một lúc nào đó ly nước đục kia sẽ trong sạch lại.
Nước trong đó chính là Chánh Đạo. Đạo vào thân tâm ta càng nhiều và liên tục thì những thứ dơ bẩn, đen tối sẽ biến mất.
_________________
Nam Mô A Di Đà Phật