Chánh Đạo: Ông Là Phật Di Lặc
==========
Vào khoảng 2013, vì công việc cần thức sớm, vợ chồng phải thuê khách sạn ở gần để tiện đi lại. Tối hôm đó, trong lúc nằm nghỉ, tôi có cảm giác "ma đè" như dân gian thường nói, rất khó chịu. Trong lúc tôi đang vạt vã khó chịu thì bỗng nhiên tôi nhận thấy mình đang lạc bước vào một ngôi chùa cổ kính, rất to lớn, có hình một con rồng lớn cũ kỹ vắt ngang qua, tôi đi từ phần đuôi rồng ngược lên thì nhìn thấy một tượng Di Lạc rất cao lớn như một tòa nhà nhiều tầng. Tôi nhìn tượng, bức tượng nhìn tôi, rồi tiếng cười rất giòn phát ra từ bức tượng (tiếng cười đó tôi chưa bao giờ được nghe, đến bây giờ cũng còn văng vẳng bên tai)...
Tôi nhìn và nói: "Ông là Phật Di Lặc?", tượng đó nhìn tôi cười rất lớn tiếng : "Niệm Phật đi" và tiếp tục cười. Tôi liền niệm danh hiệu Phật thì dường như có luồn ánh sáng lan toả khắp người tôi, từ khoảng không chiếu xuống, bao bọc cả người, mở mắt vẫn còn cảm giác đó, người rất nhẹ nhàng dễ chịu, lạ thật...
Tôi thường hay thắc mắc tại sao tôi lại thấy được Di Lặc trong khi tôi chưa từng niệm danh hiệu ngài hay lễ bái ngài. Sau này tôi mới biết một số câu chuyện về Đức Thầy (Đức Huỳnh Giáo Chủ), thắc mắc rồi cũng được giải quyết.
Được một người đồng đạo kể, thời Đức Thầy còn ở Tổ Đình, có một đệ tử đi qua để gặp và xin lời chỉ dạy của Ngài. Lúc đó buổi trưa, Thầy ngồi trong nhà (nhà của Đức Ông Đức Bà, bây giờ gọi là Tổ Đình PGHH), khi gần tới, vị đệ tử thấy một hình ảnh lạ: Đức Thầy người cao ráo, dáng thon gọn, tuy nhiên bóng chiếu xuống nền là to tròn, cả đầu và bụng. Thấy lạ vị đệ tử thắc mắc. Hiểu được suy nghĩ của người đệ tử, muốn biết Thầy mình là ai, Đức Thầy cho xem: Đức Thầy dùng tay kéo từ trên đầu xuống, khuôn mặt biến tròn như những tượng Di Lặc trong chùa. Ngay lúc đó có khách từ bên ngoài vào. Đức Thầy dừng lại, nói với người đệ tử là cho ông ta biết bao nhiêu là đủ rồi... Câu chuyện này có một số người biết, tôi may mắn được biết.
=========
Lúc còn học cấp 2, có lần ghé nhà người bạn, thấy hình Đức Thầy trên bàn thờ. Tôi không biết Đức Thầy là ai, mà sao ở trên bàn thờ Phật. Tôi hỏi bạn tôi: "Ông đó là ai vậy?". Bạn tôi trả lời: "Là Đức Thầy"
Lúc còn học cấp 2, có lần ghé nhà người bạn, thấy hình Đức Thầy trên bàn thờ. Tôi không biết Đức Thầy là ai, mà sao ở trên bàn thờ Phật. Tôi hỏi bạn tôi: "Ông đó là ai vậy?". Bạn tôi trả lời: "Là Đức Thầy"
Tôi vẫn thắc mắc: "Đức Thầy là ai?"
Bạn tôi: "Thì là Đức Thầy"
Tôi hỏi thêm lần nữa, bạn tôi cũng trả lời y như thế.
Tôi hỏi thêm lần nữa, bạn tôi cũng trả lời y như thế.
Chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng tôi vẫn còn nhớ đến bây giờ. Đúng là nhân duyên.
Qua quá trình tìm hiểu tôi mới rõ được nhiều việc hơn: Lão Tử (vị truyền Lão Giáo), Đức Đạt Ma Sư Tổ cũng là tiền kiếp của Ngài. Ở Việt Nam những tiền kiếp tôi biết được là: Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phật Thầy Tây An (con của công chúa Ngọc Hân và vua Nguyễn Huệ), Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Ông Sư Vãi Bán Khoai, cuối cùng là Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH.
==========
Chuyện Bên Thầy
MUỐN TÌM PHẬT
Vào khoảng mùa Đông năm Giáp Thân 1944 lúc Đức Thầy đang cư trú tại Sài gòn, thì có ông Xã Bộ từ tỉnh Châu Đốc đến viếng Đức Thầy, qua công tác giáo sự. Trong thời gian ông còn lưu lại mấy ngày, nhân một buổi sáng đẹp trời Đức Thầy kêu ông Bộ bảo:
– Ông Bộ hôm nay đi dạo phố với tôi.
Được lịnh Đức Thầy cho phép, ông Bộ hết sức mừng rỡ. Ông thay đổi y phục rồi theo Đức Thầy. Hai thầy trò đi bộ rẽ sang nhiều ngã đường, khi đến cổng của một ngôi chùa thì ghé vào. Nhà sư trụ trì bước ra tiếp rước hết sức ân cần niềm nỡ. Khi bước vào khách đường thấy một ông khách đang ngồi sẵn ở đó. Sư mời Đức Thầy và ông Bộ ngồi lại cùng bàn, rồi nhà Sư vừa rót nước mời uống và vừa giới thiệu ông khách với Đức Thầy và ông Xã Bộ.
– Thưa hai vị, ông khách đây là người Tây Tạng vừa mới đến Việt Nam ta mấy hôm rày. Ông cũng là một Phật tử, nên có viếng qua ít cảnh chùa nơi đô thành và còn lưu ngụ lại đây mấy hôm. Tôi thiết nghĩ cuộc hạnh ngộ của chúng ta hôm nay, ắt có duyên tiền định.
Qua sự bắt tay chào mừng, ông Xã Bộ liền hỏi ông khách:
– Từ xa ông đến nước Việt Nam chúng tôi có việc chi quan trọng chăng? Hay là chỉ viếng qua danh lam thắng cảnh, có thể nào cho chúng tôi biết được thêm lý do.
Lúc đó, với vẻ mặt vui tươi ông khách Tây Tạng đáp:
– Tôi sang đây với ý định để tìm Phật, vì ở bên tôi có một chân sư cho biết hiện giờ tại xứ Việt Nam có vị Phật vừa giáng sinh khai Đạo.
Lúc đó ông Bộ hỏi tiếp:
– Làm sao ông biết ai là Phật mà nhìn.
Ông khách nói:
– Biết chớ, ông Phật thì luôn luôn nơi cổ có ba ngấn, theo nhà sư ở bên tôi dặn dò tôi như vậy.
Ông Xã Bộ liền nói:
– Nếu hiện giờ có người ba ngấn cổ, ông dám nhìn không?
Ông khách trả lời:
– Tôi nhìn liền, vì người thường không một ai có được tướng hảo như vậy.
Lúc ấy Đức Thầy biết ông Bộ muốn ám chỉ Ngài, nên Ngài dùng ngón chân cái ấn mạnh lên bàn chân của ông Bộ. Ông liền hội ý biết Đức Thầy không cho mình chỉ ra, nên lái câu chuyện sang vấn đề khác. Đoạn rồi ông nhìn lại Đức Thầy, mới sực nhớ ra lúc mới vào cổng chùa, Ngài đã dùng khăn bàn quấn kín cổ lại và giữ tư thế ấy cho đến bây giờ. Thì ra Ngài biết trước và có dụng ý trong việc nầy. Hết câu chuyện tìm Phật sang câu chuyện đạo lý, Đức Thầy luôn để cho ông Bộ đàm thoại với hai người kia, còn Ngài vẫn im lặng cho đến khi từ giã ra về.
Câu chuyện nầy thuật theo lời ông Xã Bộ.
==========
Chuyện Bên Thầy
TOKYO NHẬT BẢN
Câu chuyện được kể đúng vào thời điểm của cuộc biến cố năm 1975, khi số lượng mấy mươi người bị giam trong một phòng giam nhỏ hẹp của Ty Cảnh Sát. Tất cả được tập trung từ các nơi gởi về vào ngày 25 tháng 5 năm 1975.
Một đêm nọ trong tuần đầu, qua sự giới thiệu của anh Trưởng Chi Thông Tin Hà Tiên, chúng tôi tiếp xúc với người cháu của y cũng đang bị giam chung trong phòng. Người ta không còn rõ tên họ của người cháu nầy, mà chỉ gọi là Cậu Sáu, là danh từ gọi để tôn trọng những người tu hành. Được biết Cậu Sáu tu nhiều năm trên núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn). Lúc đó Cậu độ khoản 25 hay 26 tuổi, bằng cách nói lưu loát đạo hạnh của Cậu làm cho nhiều người phải chú ý. Trong đó có tôi (Lê Tấn Bửu).
Cậu thuật nhiều chuyện nghe khá ly kỳ, trong đó có mẫu chuyện làm tôi chú ý nhứt: Trước năm 1975, khi đang ngồi thiền trong thạch thất nơi Thiên Cẩm Sơn, Cậu nghe văng vẳng bên tai lệnh của Sơn Thần bảo cậu phải đi Tokyo để nhận lãnh sứ mạng. Cậu lập tức lên Sài Gòn nhờ Đại Tá Nguyễn Quang Sanh lúc ấy làm việc trong cơ quan Giám Sát Viện, vốn là đệ tử của Cậu, lo cho cậu thủ tục xuất ngoại, đồng thời, Đại Tá Sanh hướng dẫn cậu đi Tokyo. Đại Tá Sanh lúc đầu từ khước vì không đủ tiền mua vé phi cơ khứ hồi cho cả hai người. Nhưng dường như được sự trợ giúp của chư Thần, liền theo đó có người Hoa Kiều đến nhờ xin giùm thông hành đi Hongkong, Đại Tá Sanh liền hỏi xin ông nầy tiền để mua hai vé phi cơ Sài Gòn đi Tokyo khứ hồi.
Thế là sau đó hai thầy trò đáp phi cơ đi Tokyo. Tiếng người tiếp viên báo cho biết là sắp đến nơi. Đại Tá Sanh hỏi:
– Không biết rồi đây có ai đón chúng mình không?
Cậu Sáu bảo:
– Đừng lo.
Đức Huỳnh Giáo Chu PGHH |
Quả nhiên vừa ra khỏi cửa thì thấy có một người Nhật đến chào hỏi rồi hướng dẫn
cả hai làm thủ tục nhập cảnh Quan thuế. Khi ra tới bãi đậu xe liền được một vị hơi lớn tuổi, ngồi băng sau, nói tiếng Việt, mời hai thầy trò ngồi chung.
Xe chạy đến thành phố Tokyo, rồi vào thẳng cổng thành, tường thành cao và đen. Sau khi tiếp tục chạy thẳng tắp tới ngôi biệt thự tọa lạc ở trong sâu thì xe ngừng lại. Vị chủ xe mời hai thầy trò vào trong ngơi nghỉ, hẹn sáng hôm sau gặp lại.
Mọi việc ăn ở đều có kẻ phục dịch chu đáo. Sáng ngày hai thầy trò được mời đến văn phòng và được tiếp chuyện với vị chủ xe lúc ấy đã ngồi vào bàn giấy. Đang lúc nói chuyện, Cậu để ý thấy có một vài người Nhật trịnh trọng đến xá chào vị chủ nhà, nói một vài câu tiếng Nhật rồi lễ phép cúi chào đi ra. Cậu thầm nghĩ vị chủ nhà nầy ắt có nhiều uy quyền mới được trọng vọng như thế.
Chúng tôi hỏi Cậu Sáu sứ mạng cậu nhận lãnh của vị ấy như thế nào? Có liên quan gì đến đất nước của mình không? Cậu đã cho biết là không thể tiết lộ vì đã tuyên hứa rồi.
Tuy nhiên có một điểm quan trọng mà cậu sẵn sàng cho chúng tôi biết là vị chủ nhà có tướng trạng đặc biệt là CỔ CÓ BA NGẤN, mà xưa nay chưa ai có được tướng hảo như thế.
Khi về lại Việt Nam, trên đường đi qua tỉnh lộ, Cậu mới có sự chú ý đặc biệt và hết sức sửng sốt khi nhìn lại những bức chơn dung trên Độc Giảng Đường của Phật Giáo Hòa Hảo, được xây dựng hai bên lộ xe, thì quả đúng là hình của Đức Huỳnh Giáo chủ và người chủ ngôi biệt thự bên Nhật chỉ là một.
Cuối cùng Cậu xác nhận với chúng tôi là Cậu được tiếp xúc với vị chủ nhà bên Nhật là Đức Huỳnh Giáo Chủ bằng xương bằng thịt.
Đức Phật Di Lặc Theo Tây Tạng |
Chuyện của ông Lê Tấn Bửu
Niên Lão Phật Giáo Hòa Hảo
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ DI LẶC TÔN PHẬT
NAM MÔ ĐỨC THẦY KIM SƠN PHẬT