Chuyển đến nội dung chính

Gấc Mơ: Cảnh Tâm

Giấc Mơ: Cảnh Tâm
Đêm khuya và rạng sáng 8 và 9/6/2016

- Tôi thấy mình đang đối diện với cảnh vật không mấy đẹp và sáng sủa, tôi vội niệm phật, cảnh vật lập tức biến mất....
- Tôi lạc vào nơi vắng vẻ đang tìm nơi có ánh sáng, nhưng không thấy chỉ có ánh sáng lơ mờ, tôi đi đến nhưng cảnh vật rất ủ rũ, tôi niệm phật, mọi thứ biến mất.... 
- Tôi đến một nơi, thấy một căn nhà đóng cửa, không thấy người, tôi cảm giác mình đang múa một bài quyền thuật, tôi lại niệm phật, cảnh biến mất.... 
- Tôi trong phòng của mình, phòng tôi hôm nay to và dài hơn, có nhiều người trong đó, đa phần mặc áo bà ba, tươi tắn. Tất cả đến gặp tôi tươi cười, tôi và họ đều niệm phật, họ rất bình thản. Họ khuyên nhủ tôi tinh tấn niệm phật hơn, trong số đó có người phụ nữ tôi cảm giác quen quen nhưng không nhớ rõ. Họ tập trung lại làm việc gì đó. Tôi nhận ra nhà mình nhiều người quá, đa phần là tu hành... Tôi niệm Phật cảnh biến mất...
- Tôi đến một nơi rất đông người, một số hình thù lạ, tôi vào bàn đông người, có một số tà thuật được sử dụng, tôi niệm Quán Thế Âm nguyện muốn về Tây Phương...
- Tôi ở cùng với nhiều người cùng với họ nói chuyện, tôi nói có quá nhiều vọng niệm không biết kiểm soát thế nào... tôi niệm và hỏi Đức Quán Âm, cảnh biến mất...
- Tôi nghĩ về có 2 đứa con đã mất do sảy thai, đây là nguyên nhân gì hay sự nhắc nhở tu hành, tôi niệm Phật, cảnh biến mất...
Tôi nhìn vào khoảng không vũ trụ, thấy nhiều sao nhưng không có cái nào sáng cả, tôi đang nghĩ đến Tây Phương Cực Lạc...
- Rồi nhiều cảnh nữa nhưng không nhớ.
Tỉnh giấc, tất cả là cảnh tâm, nhờ niệm Phật nên mọi thứ biến mất... Nhưng sao nhiều cảnh diễn ra liên tục như thế, giống như du ngoạn vậy. Bất giác bản thân nghĩ đến cận tử nghiệp. Cận tử nghiệp chắc cũng diễn ra như vậy...
=========
Nghiệp
(Phần này trích từ trang www.chuahoangphap.com.vn)
   Chữ Nghiệp là dịch từ chữ Karma (Sanskrit) hay Kamma (Pàli), có nghĩa là hành động có tác ý của thân, khẩu, ý. Các hành động không có tác ý thì chỉ là hành động mà không được gọi là nghiệp. Tác ý ấy chính là hoạt động của hành uẩn hay tư tâm sở. Tác ý là thiện, hoặc ác, hoặc phi thiện phi ác. Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy các đệ tử tại gia và xuất gia, phải thường xuyên quán sát về nghiệp: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.
   Nghiệp có bốn loại chính. Đó là:
1. Cực trọng nghiệp: (Garukakamma): như tội ngũ nghịch giết cha, mẹ, A-la-hán, phá hòa hợp Tăng và làm thân Phật chảy máu. Nghiệp này còn gọi là vô gián nghiệp.
2. Cận tử nghiệp: (Ásannakamma): là nghiệp tạo ra hay nhớ nghĩ lúc lâm chung. Nghiệp này rất quan trọng vì nó chi phối đến việc tái sinh.
3. Tập quán nghiệp: (Acarikakamma): là chính những hành động trở thành tập quán tác thành cá tính con người. Tập quán nghiệp tốt có thể giúp con người hoan hỷ khi chết và ngược lại.
4. Tích lũy nghiệp: là các nghiệp còn lại. Nghiệp này như chỗ chứa đựng các nghiệp của một chúng sinh.
   Trong một cuộc đời có nhiều nghiệp thiện ác lẫn lộn. Vậy khi kết thúc đời sống, loại nghiệp nào dẫn đi tái sinh? Thông thường, tập quán nghiệp nào mạnh thì sẽ sống dậy mãnh liệt nhất trước lúc chết, do đó có nhân tố mạnh quyết định nơi tái sinh. Tuy nhiên, cận tử nghiệp là nghiệp vừa được tạo tác ra trước lúc chết (nghiệp thiện hoặc bất thiện) là yếu tố quyết định cảnh giới tái sinh. Khi có sự kiện của cận tử nghiệp quyết định cảnh giới tái sinh, thì hẳn nhiên những tâm niệm sau cùng giữ vai trò quyết định. 
   Chuyện về một gia đình biết quy y theo đức Phật, nhưng người cha lại chưa tin Tam Bảo. Trong đó, người con trai út lại biết đến Phật pháp và xuất gia. Xuất gia được hơn một năm thì người cha bị ốm nặng, người con trai về chăm sóc. Lúc này, người con có học và hiểu Phật pháp rồi khuyên người cha lâm bệnh rằng: “Thưa cha, bây giờ cha đang bệnh nặng, sức khỏe rất yếu. Nếu cha còn mối lo lắng bất an hay điều gì chưa làm được thì cha hãy nói cho chúng con biết, nhất là cha còn cất giấu và nợ tiền, cho ai vay tiền không để chúng con có thể thay cha làm hết những việc đó. Chẳng may cha đi đột ngột mà lại mang những việc trên đi theo thì chắc chắn cha không siêu thoát để đi tái sinh được”. Nhưng người cha một mực nói rằng không có việc gì để mình bận tâm hay nợ nần, cất giấu và cho ai vay tiền bạc.
   Chẳng bao lâu người cha qua đời, người con lo đám tang theo đúng nghi lễ Phật giáo, nhưng lại lo lắng về những chuyện mà đã nói với người cha lúc lâm chung, vì người con biết rằng cả cuộc đời người cha hy sinh bản thân, bất chấp làm những việc tạo nghiệp bất thiện để gia đình được đầy đủ ấm no và hạnh phúc. Chuyện gì đến cũng sẽ đến, gần ngày sắp giỗ 49 ngày thì người cha báo mộng về cho người con trai cả trong nhà là đã để số tiền trong cái tủ ở chỗ ấy. Khi người anh trai lục ra thì đúng như trong mộng. Người con út lo lắng và khuyên bảo gia đình, trong Phật giáo có ngày Tự tứ của chư Tăng mãn ba tháng an cư kiết hạ, nên mua đồ sắm sửa vật thực cúng dường chư Tăng, nhờ phước báo này để hồi hướng cho cha sớm siêu thoát và gia đình đã đồng ý.
Hình từ internet
   Đối với người tu theo Tịnh độ, nếu một lòng tin tưởng tuyệt đối vào Bổn nguyện của Đức A Di Đà, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, thì khi lâm chung tha lực của Đức phật sẽ đưa linh hồn ta về Tây Phương Cực Lạc. Đó là sự vi diệu của Pháp Tịnh độ. Pháp khó tin, dị hành đạo.
"Địa ngục cũng tại Tâm làm quấy,
Về Thiên đàng Tâm ấy tạo ra.
Cái chữ Tâm là quỷ hay ma,
Tiên hay Phật cũng là tại nó.
Tu với tỉnh biết làm chẳng khó,
Nếu lặng Tâm tỏ ngộ Đạo mầu."
------- Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
Nam Mô A Di Đà Phật

Được Xem Nhiều

Hít Vào Tâm Phẳng Lặng, Thở Ra Miệng Mỉm Cười

Chánh Đạo: Hít Vào Tâm Phẳng Lặng, Thở Ra Miệng Mỉm Cười Ngày 8/9/2016 ==========     T rong lúc mọi người đang chuẩn bị cho lễ cưới của người cháu vợ, tôi tranh thủ chạy đến tịnh xá Lan Nhã Kỳ Viên, trước là cúng lạy, hai là tôi hy vọng gặp được sư phụ để giúp tôi giải được khúc mắc trong tâm mình.       Phong cảnh nơi đây yên tĩnh, vắng lặng, mát mẽ. Tôi bước vào chánh điện lạy Phật. Trong quá trình cúng lạy tôi nghe giọng một người nữ đang trò chuyện cùng sư trụ trì. Hôm nay tôi đã có may mắn gặp sư phụ rồi (đây là lần thứ hai tôi được gặp, lần đầu gặp sư phụ khi tôi 11 tuổi lúc đó ba vừa mất). Vào đảnh lễ tổ Minh Đăng Quang, tôi cầu nguyện sự gia hộ để có thể dẹp bỏ được những vọng tưởng, chiến thắng tham sân si. Tôi lễ bái xong, ngồi xuống, thì bổng nhiên người nữ lúc nãy hỏi sư phụ cách diệt trừ sân hận trong lòng. Rồi tôi nghe một câu pháp: "Hít vào tâm phẳng lặng, thở ra miệng mỉm cười" . Tôi vui mừng lắm, câu này rất đúng với tâm ý của mì...

Ngũ Nguyện Cầu

Chánh Đạo: Ngũ Nguyện Cầu Tháng 11/2016 ==========       T rung tuần tháng 11 này tôi cùng gia đình về Vườn Bồ Đề dự khóa tu 49 ngày (tôi chỉ dự được 3 ngày cuối). Bấy lâu nay bản thân thường thắc mắc không hiểu lắm bài Ngũ nguyện cầu của Đức Thầy chỉ dạy, bài cúng như thế này: Nam mô nhứt nguyện cầu: Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhơn Hoàng, Liên Hoa Hải Hội, Thượng Phật từ bi, Phật vương độ chúng, thế giới bình an Nam mô nhị nguyện cầu: Cửu Huyền Thất Tổ tịnh độ siêu sanh Nam mô tam nguyện cầu: Phụ mẫu tại đường tăng long phước thọ thọ, phụ mẫu quá khứ trực vãng Tây Phương Nam mô tứ nguyện cầu: Bá tánh vạn dân từ tâm bát ái, giải thoát mê ly Nam mô ngũ nguyện cầu: Phật Tổ, Phật Thầy từ bi xá tội đệ tử tiêu tai tịnh sự, trí huệ thông minh giai đắc đạo quả     Tôi thường thắc mắc tại sao nguyện đầu tiên cầu cho thế giới, mãi đến nguyện thứ tư mới đến bá tánh vạn dân, chính giữa lại ...

Vượt Qua Thử Thách

Vượt Qua Thử Thách 24/10/2019   -----------------------     Từ trẻ cô đã biết đến Phật Pháp, tu hành khá tinh tấn. Sau khi lập gia đình, do bận bịu cuộc sống việc tu hành bị gián đoạn. Tôi biết đến cô nhờ một chuyến đi công tác. Gặp cô tôi cảm thấy rất thân thiện. Tuy nhiên trên khuôn mặt của cô luôn thể hiện sự sầu muộn, lo lắng. Các con của cô công việc chưa ổn định, người con trai không tích cực làm việc như mọi người, gây rất nhiều phiền não đến cho cô. Gia đình cũng không dư dả gì. Tôi với cô rất thân thiết như người trong gia đình.    Năm 2012 cô thấy sức khỏe yếu hẳn, đi kiểm tra, phát hiện mình bị ung thư. Cô hơi rối trí. Gian đoạn này gia đình đang có những trục trặc, khó khăn, tiền nong không có nhiều. Cô được đưa vào Sài Gòn chữa trị. Căn bệnh hành hạ cô rất nặng nề, lại thêm con cái chưa ổn định nên tinh thần của một người mẹ như cô càng bế tắc hơn. Mọi thứ bắt đầu đổ dồn về cho cô. Vì khó khăn về tiền bạc, nên cô dự định bán nhà, một phần dành ...