Chánh Đạo: Hành Khất Khuyên Đời
==========
Hôm đó đi làm bằng xe buýt, khoảng 6g sáng, tôi đã đón xe, trong người cũng đã chuẩn bị một quyển sách về Phật Pháp, nghĩ là khi lên xe buýt sẽ tặng cho ai có duyên. Tôi lên xe ngồi cạnh người phụ nữ (tôi không để ý đó là sư cô). Tôi lấy sách ra đọc. Sư cô thấy tôi hỏi thăm vài câu. Khi quay lại nói chuyện tôi mới biết đây là người xuất gia.
Cô đi chuyến xe buýt này mỗi ngày. Hôm nay cô đi dự lễ tại một chùa nào đó, nên ăn mặc khá tươm tất. Bình thường cô thức sớm, cúng lạy xong, đón xe buýt đi đến công ty Bonyuan, cô đứng ở đó niệm Phật, ai có cho gì thì lấy nấy. Tiền của người ta cho, cô gom lại mua gạo, thức ăn, mua đồ cho người khác nghèo hơn, cô thường cho họ sâu chuỗi khuyên họ niệm Phật. Cô nói bây giờ kêu họ niệm tiền thì dễ hơn niệm Phật. Ai cũng cầu danh cầu tài, ít người cầu tu hành... Nhưng cô cũng phải khuyên, nhiều người nói cô tu sao không ở trong chùa mà lặn lội ra đây làm gì, cô nói Đức Phật khi xưa đâu có nhà cửa mà ngủ, ngủ trong rừng, đi chân không, bây giờ mình như thế là quá sung sướng rồi, không tu còn đợi gì, mà đi như thế này có đáng gì, vả lại cô vừa đi vừa niệm Phật, khuyên người niệm Phật, có ý nghĩa hơn là ngồi một chỗ chờ dâng cơm đến,... Giọng của sư cô rất chất phác.
Trước khi lên xe trong đầu tôi nghĩ là sẽ tìm người có duyên để tặng sách, không ngờ người được tặng lời khuyên là tôi, tuy nói chuyện trong khoảng thời gian ngắn nhưng cô cũng giúp tôi hiểu tu hành không lánh mặt mà phải dấng thân vào đời để truyền đạo, mặc cho đời khinh nhạo chê bai.
Cô đi chuyến xe buýt này mỗi ngày. Hôm nay cô đi dự lễ tại một chùa nào đó, nên ăn mặc khá tươm tất. Bình thường cô thức sớm, cúng lạy xong, đón xe buýt đi đến công ty Bonyuan, cô đứng ở đó niệm Phật, ai có cho gì thì lấy nấy. Tiền của người ta cho, cô gom lại mua gạo, thức ăn, mua đồ cho người khác nghèo hơn, cô thường cho họ sâu chuỗi khuyên họ niệm Phật. Cô nói bây giờ kêu họ niệm tiền thì dễ hơn niệm Phật. Ai cũng cầu danh cầu tài, ít người cầu tu hành... Nhưng cô cũng phải khuyên, nhiều người nói cô tu sao không ở trong chùa mà lặn lội ra đây làm gì, cô nói Đức Phật khi xưa đâu có nhà cửa mà ngủ, ngủ trong rừng, đi chân không, bây giờ mình như thế là quá sung sướng rồi, không tu còn đợi gì, mà đi như thế này có đáng gì, vả lại cô vừa đi vừa niệm Phật, khuyên người niệm Phật, có ý nghĩa hơn là ngồi một chỗ chờ dâng cơm đến,... Giọng của sư cô rất chất phác.
Trước khi lên xe trong đầu tôi nghĩ là sẽ tìm người có duyên để tặng sách, không ngờ người được tặng lời khuyên là tôi, tuy nói chuyện trong khoảng thời gian ngắn nhưng cô cũng giúp tôi hiểu tu hành không lánh mặt mà phải dấng thân vào đời để truyền đạo, mặc cho đời khinh nhạo chê bai.
"Ta là cư sĩ canh điền,
Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành.
Xa nơi tranh đấu lợi danh
Giữ lòng thanh tịnh tánh lành trao tria.
Gắng công trì niệm sớm khuya
Thân tuy còn tục tâm lìa cõi mê.
Chí toan gieo giống Bồ Đề,
Kiếm người lương thiện dắt về Tây Phang."
(Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo)
Xem Thêm Chuyện Bên Thầy, Tu Quanh Và Tu Tắt, link: https://vo-nga.blogspot.com/2016/09/toi-bo-nha-i-tu-chu-khong-phai-bo-nha-i.html
==========
Con Đường Tỉnh Thức
Câu chuyện xảy ra từ gần 3.000 năm về trước. Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài không trở về thành Ca Tỳ La Vệ mà đi giáo hóa khắp nơi, độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như và khi các ông vua nổi tiếng vùng Ngũ Hà quy y với Phật rồi, Ngài mới quyết định đưa đại chúng về thăm lại quê nhà cùng hoàng thân quốc thích. Nhận được tin ấy, phụ thân của Đức Phật là vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết vì sắp được gặp lại đứa con sau bao năm xa cách.
Đức Phật đã xuất hiện cùng Tăng đoàn hơn ngàn vị sư quấn y vàng rực rỡ với phong thái oai nghiêm và siêu thoát, tay ôm bình bát, lặng lẽ khoan thai trong từng bước chân an lạc thản nhiên tiến vào kinh thành. Họ đến từng nhà cúi đầu nghiêm cẩn. Cử chỉ khiêm nhường khiến vua Tịnh Phạn vô cùng sửng sốt và ngỡ ngàng. Mặc dù vây, Ngài cũng không khỏi kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Xuất gia tìm Đạo, đến khi thành Phật rồi đi ăn xin sao? Thế nhưng đến khi diện kiến Đức Phật, tại Hoàng cung, vua Tịnh Phạn sẽ hỏi: Con tu hành đã thành Phật, sao còn phải đi… khất thực?
Đức Phật mỉm cười, rồi giải thích cho vua cha rằng: Người xuất gia đâu cũng là nhà, còn chư Tăng khất thực, tuy là kẻ ăn xin đích thực - nhưng khác với người ăn xin là không phải tìm cái ăn để sống vất vưởng qua ngày, mà ngoài việc nuôi thân để sống và tu tập, còn một ý nghĩa sâu xa - đó là sự gieo duyên với chúng sinh trong “bát cơm ngàn nhà”, bởi cảm nhận tình người qua việc bố thí (cho đi) của chúng sinh, là tiếp cận giá trị hạnh phúc giữa cuộc đời này rồi!
Nghe xong, vua Tịnh Phạn như bừng ngộ, chưa bao giờ Ngài thấy trong người lại chấn động mãnh liệt như vậy. Lúc Phật mới tu, vua cha cứ nghĩ Phật là con Ngài, nhưng ngay sau khi chứng quả Tu - đà - hoàn do Đức Phật khai thị thì Ngài nhận biết rằng Đức Thế tôn không phải là con của Ngài nhưng là hiện thân lại để độ Ngài và chúng sinh.
Giáo dục Phật giáo được gọi là “Giáo dục đánh thức”. Vậy “đánh thức” cái gì? Đó là đánh thức tiềm năng “thành Phật” vốn có trong mỗi con người. Giáo lý này được bắt nguồn từ lời tuyên bố của Đức Phật ngay sau khi Ngài thành đạo nơi cội Bồ đề rằng “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính” (nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính). Rồi liền đó Đức Phật khẳng định: “Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”.
==========
Trong thời kỳ Hạ Ngươn Mạt Pháp này, như lời Đức Thầy nói Thánh Đạo trăn vu, Ma Vương quấy rối, xã hội đầy dẫy những thứ cặn bã. Ma quỷ luồn lách vào cả trong các chùa chiền, nhà thờ, những chỗ tu hành thanh tịnh. Việc khất thực, tu hành cũng bị lợi dụng cho sự trục lợi... Làm cho Đạo ngày càng suy đồi. Tuy nhiên cũng có rất nhiều vị xả thân vì Đạo, phụng trì Tam Bảo. Những vị này phải chịu biết bao sự khó khăn, nhưng vẫn một mực hy sinh vì Đạo, làm đẹp cho đời. Tôi nhớ có sư cô Phước, thân mang áo của người xuất gia nhưng phải đi làm nhiều việc như cắt cỏ, làm vườn cho người khác để có thêm nguồn kinh phí nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi, cô vẫn rất hạnh phúc, một mình cô nuôi cả chục bé bị bỏ rơi; hay một vị tiền bối chỉ với 3 bộ đồ bà ba cũ kỹ, sống trọn vẹn vì đạo vì đời, có bộ thứ 4 thì đem tặng cho người khác, sống rất đơn giản. Ngày mất có hàng ngàn người đến viếng lễ...
Việc phụng trì Tam Bảo, hoằng dương Phật Pháp dù ở hoàn cảnh, hình thức khác nhau chúng ta vẫn có thể thực hiện được...
Việc phụng trì Tam Bảo, hoằng dương Phật Pháp dù ở hoàn cảnh, hình thức khác nhau chúng ta vẫn có thể thực hiện được...
Nam Mô A Di Đà Phật