Niệm Phật: Tu Là Phải Tiến
==========
Khi điểm đích cuối cùng đã có rồi, bây giờ ta cần chọn con đường để đi. Con đường ta chọn là gì? Đó là con đường Tịnh độ. Ta ví như đây là con đường chạy đua vậy, tạm chia là 3 giai đoạn:
Chuẩn bị: Kiến thức về Phật Pháp, pháp môn Tịnh độ
==========
Bình sinh, con người ta làm việc gì tốt, có lợi cũng phải tiến bộ, chứ không nên đứng một chỗ hoặc lùi. Thời tôi còn làm kinh doanh, mỗi tháng đều đề ra kế hoạch, chiến lược, phương pháp thực hiện nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Khi kết quả không như mong muốn thì mình phải tự đánh giá lại, chỉnh sửa cho phù hợp. Từ đó mỗi ngày tiến bộ hơn thêm. Tôi làm ở bệnh viện cũng thế, khi được giao mảng nâng cao chất lượng cho khoa phòng mình, tôi cũng phải đưa ra quy trình, quy định, kế hoạch, mục tiêu, kể cả ngắn và dài hạn. Đánh giá rút kinh nghiệm và chỉnh sửa cho phù hợp và nâng cao hơn. Đó là tôi đang nói đời. Bây giờ quay về Đạo, việc tu hành phải cần tiến bộ mới được. Thành quả của sự tiến bộ là gì? Đó là trí tuệ được khai mở thêm, tâm tĩnh lặng hơn, đi đứng trang nghiêm hơn, tình yêu thương với vạn vật được nâng cao hơn, sự an lạc trong tâm hồn nhiều hơn, các phiền não tham sân si biến mất... Điểm đích cuối cùng là gì? Đó là Tây Phương Cực Lạc, là Niết Bàn.
Khi điểm đích cuối cùng đã có rồi, bây giờ ta cần chọn con đường để đi. Con đường ta chọn là gì? Đó là con đường Tịnh độ. Ta ví như đây là con đường chạy đua vậy, tạm chia là 3 giai đoạn:
- Chuẩn bị
- Hành trì
- Về đích
Chuẩn bị: Kiến thức về Phật Pháp, pháp môn Tịnh độ
- Lịch sử Đức Phật
- Nhân quả, luân hồi. Vì sao có đầu thai, làm sao thoát khỏi luân hồi, vì sao về Tây Phương Cực Lạc.
- Tìm hiểu về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc: Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ để hiểu về Tây Phương Cực Lạc
- Những nền tảng cơ bản: Cách tu nhân xử thế, cách thờ phượng, cúng lạy, niệm Phật cách phát nguyện.... (Những điều này có trong Sấm Giảng, Thi Văn Giáo Lý của Phật Giáo Hòa Hảo, chủ yếu Sấm Giảng quyển 5, 6 và một vài phần trong bộ Thi Văn Giáo Lý)...
Hành trì: Tinh tấn hành trì
==========
Một số kinh nghiệm bản thân:
Sau khi hiểu được năng lượng của tình Yêu Thương, bây giờ tôi phải cố gắng ban trãi mỗi ngày để năng lượng của sự yêu thương ngày càng tỏa ra hơn. Tình yêu thương là một thần dược trị bá bệnh. Trước đây gặp một số người tôi thấy khó chịu, nay tôi thấy họ dễ thương, dễ mến hơn.
Trong công việc, gia đình, môi trường xung quanh tôi thấy gắn bó hơn. Tôi tập tiếp nhận tất cả với tình yêu thương chân thành bình đẳng. Gặp những khúc mắc, hay sự không hài lòng trong công việc và gia đình, tôi quay về bản thân, tự quán xét xem vì sao mình khó chịu vì nó. Tôi nhận ra một điều: Cái gì mà mình quan tâm càng nhiều, yêu thương và chăm sóc càng nhiều, khi cái đó không theo ý mình thì sự sân hận trong người mình sẽ trỗi dậy. Từ đó tôi tập bình đẳng trong yêu thương, trong sự quan tâm. Tuy bản thân chưa hoàn thiện, nhưng cũng đủ giúp tôi thoát khỏi những phiền não.
Trước đây ngủ trưa rất nhiều, nay ít lại, ngủ vừa đủ khoảng 15-30 là vừa. Bởi tôi học và biết rằng giấc ngủ trong gian đoạn này rất quan trọng, thiếu nó cơ thể sẽ mệt, nhưng nếu vượt quá nó thì phải ngủ rất lâu mới ổn được, trong khi buổi trưa tôi chỉ có khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ nghỉ ngơi. Tranh thủ sau nghỉ ngơi ngồi tịnh tọa niệm Phật.
Việc từ thiện: tôi cố gắng mỗi ngày để dành tiền lẻ cho việc thiện, lúc đầu là giấy 1, 2, 5 ngàn. Sau đó thêm giấy 10 ngàn. Cứ mỗi ngày tiền này còn dư trong túi là tối về nhà đem cất làm việc thiện (hiện đã lên giấy 50 ngàn rồi. Vợ tôi thường nói vui với mọi người là tôi không có tiền lẻ. Đối với tôi, giấy 50 ngàn trở xuống không phải tiền lẻ mà nó là tiền từ thiện vậy).
Tôi tập chia sẻ về Phật Pháp, về ý chí, niềm tin cho xung quanh, nhất là bệnh nhân tôi gặp. Nhưng khi chia sẻ nhiều, mới thấy cái sai của mình, mới thấy bản thân mình cần hoàn thiện hơn nữa. Tôi còn nhớ, có bệnh nhân vào bệnh viện kiểm tra, tôi khuyên niệm Phật. Tôi vừa khuyên xong, người đó nhìn tôi đầy lo lắng và hỏi tôi rằng: "Bộ tôi sắp chết rồi hả bác sĩ"... Có trường hợp khuyên Phật pháp, thì họ nói với tôi họ không phải Đạo Phật nên không theo được... Bài học của sự chia sẻ về Đạo là: "cho đúng lúc, cho đúng đối tượng, cho khéo léo và hợp lý"
Phải hiểu vì sao ta tu hành.
Phải có phương pháp tu đúng đắn.
Phải có quyết tâm thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Thường xuyên quán xét bản thân để sửa sai và để tiến bộ hơn.
Tu tiến chớ tu lùi.
Nam Mô A Di Đà Phật
- Giữ giới luật, điều răn cấm
- Sắp xếp thời khóa và hành trì cúng lạy, niệm Phật (cố gắng tăng dần thời lượng hành trì phù hợp với bản thân)
- Nghe giảng pháp, học hỏi các thiện tri thức về Tịnh độ
- Tập phóng sanh, làm việc thiện, bố thí, nhẫn nhục...
- Thực hành niệm Phật, theo các Đạo tràng niệm Phật.
- Hóa giải các chướng ngại trên đường tu: tham, sân, si, hôn trầm, thụy miên, vọng niệm...
- Cố gắng chia sẻ và giúp người khác quay về Đạo.
- Thường xuyên tự quán xét, sửa chữa lỗi lầm, nâng cao việc tu hành của bản thân (Đây là điều rất quan trọng, tuy nhiên ít người tự quán xét bản thân thường xuyên mỗi ngày, cho nên việc tu hành cứ giẫm châm tại chỗ)
- Đây là giai đoạn cuối cuộc đời của mình. Kết thúc có thể từ từ, dự đoán được hoặc đột ngột không biết được, do đó ta xem như cuộc đời ta có thể ra đi bất ngờ. Hôm nay là ngày cuối cùng, sống trọn vẹn cho Đạo, không để vướng mắc chuyện gia đình, nếu có lỡ ra đi đột ngột thì mình cũng đã trọn nhiệm vụ với gia đình và xã hội. Một lòng một dạ phát nguyện vãng sanh Cực Lạc.
==========
Một số kinh nghiệm bản thân:
Sau khi hiểu được năng lượng của tình Yêu Thương, bây giờ tôi phải cố gắng ban trãi mỗi ngày để năng lượng của sự yêu thương ngày càng tỏa ra hơn. Tình yêu thương là một thần dược trị bá bệnh. Trước đây gặp một số người tôi thấy khó chịu, nay tôi thấy họ dễ thương, dễ mến hơn.
Trong công việc, gia đình, môi trường xung quanh tôi thấy gắn bó hơn. Tôi tập tiếp nhận tất cả với tình yêu thương chân thành bình đẳng. Gặp những khúc mắc, hay sự không hài lòng trong công việc và gia đình, tôi quay về bản thân, tự quán xét xem vì sao mình khó chịu vì nó. Tôi nhận ra một điều: Cái gì mà mình quan tâm càng nhiều, yêu thương và chăm sóc càng nhiều, khi cái đó không theo ý mình thì sự sân hận trong người mình sẽ trỗi dậy. Từ đó tôi tập bình đẳng trong yêu thương, trong sự quan tâm. Tuy bản thân chưa hoàn thiện, nhưng cũng đủ giúp tôi thoát khỏi những phiền não.
Trước đây ngủ trưa rất nhiều, nay ít lại, ngủ vừa đủ khoảng 15-30 là vừa. Bởi tôi học và biết rằng giấc ngủ trong gian đoạn này rất quan trọng, thiếu nó cơ thể sẽ mệt, nhưng nếu vượt quá nó thì phải ngủ rất lâu mới ổn được, trong khi buổi trưa tôi chỉ có khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ nghỉ ngơi. Tranh thủ sau nghỉ ngơi ngồi tịnh tọa niệm Phật.
Việc từ thiện: tôi cố gắng mỗi ngày để dành tiền lẻ cho việc thiện, lúc đầu là giấy 1, 2, 5 ngàn. Sau đó thêm giấy 10 ngàn. Cứ mỗi ngày tiền này còn dư trong túi là tối về nhà đem cất làm việc thiện (hiện đã lên giấy 50 ngàn rồi. Vợ tôi thường nói vui với mọi người là tôi không có tiền lẻ. Đối với tôi, giấy 50 ngàn trở xuống không phải tiền lẻ mà nó là tiền từ thiện vậy).
Tôi tập chia sẻ về Phật Pháp, về ý chí, niềm tin cho xung quanh, nhất là bệnh nhân tôi gặp. Nhưng khi chia sẻ nhiều, mới thấy cái sai của mình, mới thấy bản thân mình cần hoàn thiện hơn nữa. Tôi còn nhớ, có bệnh nhân vào bệnh viện kiểm tra, tôi khuyên niệm Phật. Tôi vừa khuyên xong, người đó nhìn tôi đầy lo lắng và hỏi tôi rằng: "Bộ tôi sắp chết rồi hả bác sĩ"... Có trường hợp khuyên Phật pháp, thì họ nói với tôi họ không phải Đạo Phật nên không theo được... Bài học của sự chia sẻ về Đạo là: "cho đúng lúc, cho đúng đối tượng, cho khéo léo và hợp lý"
Phải hiểu vì sao ta tu hành.
Phải có phương pháp tu đúng đắn.
Phải có quyết tâm thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Thường xuyên quán xét bản thân để sửa sai và để tiến bộ hơn.
Tu tiến chớ tu lùi.
Nam Mô A Di Đà Phật