Niệm Phật: Hôn Trầm, Thụy Miên
--------------------
Tôi ở bệnh viện, ngồi niệm phật trong tư thế kiết già, do lực tu còn yếu nên trong khoảng thời gian tôi bị hôn trầm, thụy miên (buồn ngủ, ngủ gục, uể oải). Bỗng tôi thấy một luồng ánh sáng như từ gương chiếu thẳng vào mắt tôi, ánh sáng giống như chúng ta dùng tấm gương phản chiếu ánh mặt trời vào thẳng mắt mình. Ánh sáng làm tôi giật mình. Thì ra mình bị hôn trầm.
Một lần đang niệm phật (có lẽ do uể oải, mệt mỏi) tôi thấy mình đến một nơi hoang vắng, ẩm thấp, giống như nhà ma hay chùa ma gì đó, tự tôi nghĩ vậy. Sau đó tôi thấy một người cao lớn, cao hơn người bình thường gấp đôi, đứng nhắm mắt, chắp tay lên ngực, nghiêng nhè nhẹ và sau đó đổ ngã xuống. Giật mình, mình đang đổ ngã chứ không phải bức tượng kia, đó là hôn trầm. Vận động vài cái, tôi niệm phật tiếp.
Cũng có lần ngồi niệm phật, tôi cũng bị hôn trầm, người gật gù, mất kiểm soát, lúc đó như có bàn tay vô hình nào đó vỗ vào vai, chợt tĩnh lại, nhìn quanh chẳng có ai cả, chỉ mình tôi, nhận ra mình bị hôn trầm. Dĩ nhiên còn rất nhiều...
Hôn trầm, thụy miên là cảm giác buồn ngủ, ngủ gục, uể oải, mệt mỏi của thân, đây chính là một chướng ngại, ma chướng trên đường tu.
Mình là người mới tu tập, lực còn yếu, rất cần sự gia hộ của Chư Bồ Tát, tuy nhiên bản thân cần phải quyết tâm mới vượt qua được những chướng ngại này.
Khi mới bước vào con đường tu, bất kỳ ai cũng bị hôn trầm, thụy miên hành hạ. Khi bị hôn trầm, thụy miên việc niệm Phật sẽ kém hiệu quả, kể cả niệm sai chữ. Nhưng với sự kiên trì, quyết tâm chắc chắn sẽ khắc phục được nó.
Khi cảm thấy có hôn trầm hay thụy miên (thường có dấu hiệu báo trước, cảm giác uể oải, không muốn niệm, khó chịu...), đây là một số cách tôi hóa giải chúng:
+ Niệm ra tiếng nhỏ, niệm hơi nhanh một chút.
+ Dùng chuỗi hạt để niệm, quy định niệm bao nhiêu chuỗi (đối với tôi thường là 3 -5 chuỗi).
+ Lạy Phật: đứng lạy, rồi quỳ lạy, luân phiên.
+ Quỳ niệm Phật.
+ Kinh hành: vừa đi vừa niệm Phật theo bước đi.
+ Thực hiện vài động tác tại chỗ: chà mặt, gáy, tai; chà và vỗ lưng; kéo dãn cột sống như cúi về trước, qua trái, phải, ưỡn ra sau hoặc kéo lên trên; hít sâu dồn hơi từ ngực xuống bụng, co ép bụng... tập chừng vài lần là tỉnh táo trở lại.
--------------------
Tôi ở bệnh viện, ngồi niệm phật trong tư thế kiết già, do lực tu còn yếu nên trong khoảng thời gian tôi bị hôn trầm, thụy miên (buồn ngủ, ngủ gục, uể oải). Bỗng tôi thấy một luồng ánh sáng như từ gương chiếu thẳng vào mắt tôi, ánh sáng giống như chúng ta dùng tấm gương phản chiếu ánh mặt trời vào thẳng mắt mình. Ánh sáng làm tôi giật mình. Thì ra mình bị hôn trầm.
Một lần đang niệm phật (có lẽ do uể oải, mệt mỏi) tôi thấy mình đến một nơi hoang vắng, ẩm thấp, giống như nhà ma hay chùa ma gì đó, tự tôi nghĩ vậy. Sau đó tôi thấy một người cao lớn, cao hơn người bình thường gấp đôi, đứng nhắm mắt, chắp tay lên ngực, nghiêng nhè nhẹ và sau đó đổ ngã xuống. Giật mình, mình đang đổ ngã chứ không phải bức tượng kia, đó là hôn trầm. Vận động vài cái, tôi niệm phật tiếp.
Cũng có lần ngồi niệm phật, tôi cũng bị hôn trầm, người gật gù, mất kiểm soát, lúc đó như có bàn tay vô hình nào đó vỗ vào vai, chợt tĩnh lại, nhìn quanh chẳng có ai cả, chỉ mình tôi, nhận ra mình bị hôn trầm. Dĩ nhiên còn rất nhiều...
Hôn trầm, thụy miên là cảm giác buồn ngủ, ngủ gục, uể oải, mệt mỏi của thân, đây chính là một chướng ngại, ma chướng trên đường tu.
Mình là người mới tu tập, lực còn yếu, rất cần sự gia hộ của Chư Bồ Tát, tuy nhiên bản thân cần phải quyết tâm mới vượt qua được những chướng ngại này.
Khi mới bước vào con đường tu, bất kỳ ai cũng bị hôn trầm, thụy miên hành hạ. Khi bị hôn trầm, thụy miên việc niệm Phật sẽ kém hiệu quả, kể cả niệm sai chữ. Nhưng với sự kiên trì, quyết tâm chắc chắn sẽ khắc phục được nó.
Khi cảm thấy có hôn trầm hay thụy miên (thường có dấu hiệu báo trước, cảm giác uể oải, không muốn niệm, khó chịu...), đây là một số cách tôi hóa giải chúng:
+ Niệm ra tiếng nhỏ, niệm hơi nhanh một chút.
+ Dùng chuỗi hạt để niệm, quy định niệm bao nhiêu chuỗi (đối với tôi thường là 3 -5 chuỗi).
+ Lạy Phật: đứng lạy, rồi quỳ lạy, luân phiên.
+ Quỳ niệm Phật.
+ Kinh hành: vừa đi vừa niệm Phật theo bước đi.
+ Thực hiện vài động tác tại chỗ: chà mặt, gáy, tai; chà và vỗ lưng; kéo dãn cột sống như cúi về trước, qua trái, phải, ưỡn ra sau hoặc kéo lên trên; hít sâu dồn hơi từ ngực xuống bụng, co ép bụng... tập chừng vài lần là tỉnh táo trở lại.
+ Đừng bao giờ nằm nếu muốn chiến thắng hôn trầm, thụy miên.
Chỉ cần qua ải hôn trầm, thụy miên (thời gian hôn trầm kéo dài tùy người, thường là 15 - 30 phút) thì người sẽ tỉnh lại. Dĩ nhiên khi cơ thể đã quá mệt thì phải nghỉ ngơi vậy. Việc tu hành không phải một ngày một bữa, mà cần đều đặn và lâu dài.
Ngoài ra, cần phải rèn luyện sức khỏe thật tốt, khi sức khỏe tốt thì việc tu hành, tịnh tọa niệm Phật sẽ đạt hiệu quả cao hơn, một số cần lưu ý:
+ Ăn uống tiết chế, chỉ vừa đủ no, hạn chế dùng những món khó tiêu hóa nhiều dầu mỡ, buổi tối chỉ ăn nhẹ.
+ Đảm bảo giấc ngủ đủ. Bình thường 1 người ngủ 8giờ/ngày, tuy nhiên tùy thuộc cơ thể từng người và lứa tuổi (đối với tôi chỉ 7giờ/ngày).
+ Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đều đặn mỗi ngày, như tôi học Aikido thân thể rất khỏe, giúp ích rất nhiều cho việc hành trì.
Chỉ cần qua ải hôn trầm, thụy miên (thời gian hôn trầm kéo dài tùy người, thường là 15 - 30 phút) thì người sẽ tỉnh lại. Dĩ nhiên khi cơ thể đã quá mệt thì phải nghỉ ngơi vậy. Việc tu hành không phải một ngày một bữa, mà cần đều đặn và lâu dài.
Ngoài ra, cần phải rèn luyện sức khỏe thật tốt, khi sức khỏe tốt thì việc tu hành, tịnh tọa niệm Phật sẽ đạt hiệu quả cao hơn, một số cần lưu ý:
+ Ăn uống tiết chế, chỉ vừa đủ no, hạn chế dùng những món khó tiêu hóa nhiều dầu mỡ, buổi tối chỉ ăn nhẹ.
+ Đảm bảo giấc ngủ đủ. Bình thường 1 người ngủ 8giờ/ngày, tuy nhiên tùy thuộc cơ thể từng người và lứa tuổi (đối với tôi chỉ 7giờ/ngày).
+ Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đều đặn mỗi ngày, như tôi học Aikido thân thể rất khỏe, giúp ích rất nhiều cho việc hành trì.
Muốn thắng hôn trầm thì đừng nằm đừng ngủ
Nam Mô A Di Đà Phật