Chánh Đạo: Chân Kinh, Chân Pháp
==========
Giai đoạn mới tìm hiểu Phật Pháp, muốn làm chút ít việc phước thiện, 2 vợ chồng quyết định in sách kinh để tặng mọi người. Chúng tôi nhờ bạn bè giới thiệu chỗ in, kinh được chọn là kinh Địa Tạng. Cơ hội cũng đến, nơi đó cũng đang chuẩn bị in kinh này. Đó là dịp tốt.Những quyển kinh in ra đẹp mắt, nhỏ gọn. Tôi đem tặng, để cho mọi người hiểu và hành những gì kinh Phật dạy.
Một ngày nọ, đem một số quyển kinh đến một ngôi chùa nhỏ. Chùa này có vị trụ trù đáng kính, thầy là bậc chân tu. Khi tôi vừa đưa những quyển kinh ra để nhờ Thầy gởi cho các Phật tử khác. Vừa thấy kinh là Thầy lập tức từ chối ngay, không cần nhìn kỹ. Thầy nói: "Thầy không nhận, những quyển kinh này không đủ".
Tôi tự thắc mắc: "Vì sao?"...
Rồi, có một người tặng quyển kinh Địa Tạng bản đầy đủ, nhìn quyển kinh đầy đủ này và so sánh lại với kinh mình in, quả thật quyển kinh đặt in quá mỏng so với quyển kinh Địa Tạng bản đầy đủ, tự thắc mắc bản thân: "Tại sao người ta lại lược bỏ kinh?".
Câu hỏi này sau này tôi mới hiểu hết. Đây là thời Mạt Pháp, Pháp môn bế mạt, Ma vương quấy rối bằng nhiều hình thức. Kinh sách lưu lại có giả, có thật lẫn lộn, lại bị sửa đổi khá nhiều, lược bớt, làm mất đi ý nghĩa quan trọng. Khi rõ những điều này lòng tôi đầy cảm xúc, lúc đó tôi mới hiểu được cảm giác của cô Dung, một vị Phật tử thuận thành phải đau buồn rơi nước mắt khi nhìn thấy cảnh sai trái trong Đạo, sự suy đồi của giáo pháp nhà Phật.
Kinh thay đổi làm việc tu hành ngày càng rối tung, người ta chẳng còn phân biệt đâu là Chánh Pháp, Chân Kinh. Các tông phái chê bai nhau, các phật tử tranh cải nhau, các chùa chiền nói xấu nhau... Đau khổ nhất là người tu lạc đường mà không biết mình lạc đường. Thật nguy hiểm vô cùng.
Lần khác, có một bệnh nhân cũng là Phật tử gởi tôi khá nhiều quyển kinh để tặng cho người khác. Trong đó có một số quyển tôi thấy hơi mỏng và cách hành văn lạ lạ. Lấy ra kiểm tra, giật mình, các kinh này bị lược bớt và giảng sai lệch. Tôi lập tức kiểm tra từng quyển, những quyển đầy đủ thì để lại tặng bệnh nhân, tất cả những bản kinh thiếu gom vào giỏ mang về nhà đốt bỏ. Hướng về Tam Bảo đảnh lễ: "Con không thể giữ những bản kinh này truyền cho người khác được, vì sẽ làm họ lạc đường tu...". Những người xung quanh thấy đốt bỏ kinh sách, họ thắc mắc, nhưng tôi im lặng, không giải thích nhiều...
==========
Trong một buổi đi dạo, gặp một quyển sách có dòng chữ dịch ra: "Tiến Sĩ Phật Học", bất giác nhớ đến Lục Tổ Huệ Năng, người dốt không biết chữ, thấy thương cho Lục Tổ quá, Lục Tổ sống đời này chắc Ngài bị người ta khinh chê nhiều lắm, lại nhớ đến những đoạn giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH:
"Đức Lục Tổ ít ai dám sánh
Người dốt mà nói Pháp quá rành
Lựa làm chi cao chữ học hành
Biết tỏ ngộ ấy là gặp Đạo"
Hay,
"Theo Lục Tổ chớ theo Thần Tú".
Khi khoa học ngày hiện đại hơn thì tất cả mọi thứ phải phù hợp với nó, do đó người ta thường nói: tu hành phải đúng khoa học. Chính vì phải phù hợp với khoa học, nên con người ngày càng xa rời Đạo, nhân Tâm ngày càng giảm sút. Trong khi đó khoa học mãi mãi là con của Phật học, luôn đi sau Phật Học, thì thử hỏi Phật học làm sao phù hợp với khoa học được. Tại sao chúng ta không nói ngược lại: "khoa học phải phù hợp với Phật học".
Giữa muôn bề hỗn loạn của cuộc sống, khoa học khi đến tột đỉnh, tận cùng của nó là chiến tranh, là sự sụp đổ. Tôi thường ví Kinh Phật hiện tại như một căn nhà, nếu để tự nhiên thì còn hàng mấy trăm ngàn năm hoặc cả triệu năm mới mất. Tuy nhiên khi chiến tranh xảy ra thì căn nhà đó trong một ngày sẽ biến mất. Thật tệ thay, thế giới Ta Bà đang rớt vào giai đoạn tận diệt, chiến tranh sẽ xảy ra và kinh Phật sẽ biến mất. Một vị giáo chủ mới ra đời, Đức Pháp Vương Phật Di Lặc...
Buồn quá, viết lại đôi dòng...
==========
Nguyện cầu cho bá tánh vạn dân quay về với Chánh Pháp tu hành để kịp Long Hoa Thánh Hội
Nam Mô Tam Giáo Quy Nguyên Di Lặc Tôn Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
==========
Giai đoạn mới tìm hiểu Phật Pháp, muốn làm chút ít việc phước thiện, 2 vợ chồng quyết định in sách kinh để tặng mọi người. Chúng tôi nhờ bạn bè giới thiệu chỗ in, kinh được chọn là kinh Địa Tạng. Cơ hội cũng đến, nơi đó cũng đang chuẩn bị in kinh này. Đó là dịp tốt.Những quyển kinh in ra đẹp mắt, nhỏ gọn. Tôi đem tặng, để cho mọi người hiểu và hành những gì kinh Phật dạy.
Hình từ internet |
Tôi tự thắc mắc: "Vì sao?"...
Rồi, có một người tặng quyển kinh Địa Tạng bản đầy đủ, nhìn quyển kinh đầy đủ này và so sánh lại với kinh mình in, quả thật quyển kinh đặt in quá mỏng so với quyển kinh Địa Tạng bản đầy đủ, tự thắc mắc bản thân: "Tại sao người ta lại lược bỏ kinh?".
Câu hỏi này sau này tôi mới hiểu hết. Đây là thời Mạt Pháp, Pháp môn bế mạt, Ma vương quấy rối bằng nhiều hình thức. Kinh sách lưu lại có giả, có thật lẫn lộn, lại bị sửa đổi khá nhiều, lược bớt, làm mất đi ý nghĩa quan trọng. Khi rõ những điều này lòng tôi đầy cảm xúc, lúc đó tôi mới hiểu được cảm giác của cô Dung, một vị Phật tử thuận thành phải đau buồn rơi nước mắt khi nhìn thấy cảnh sai trái trong Đạo, sự suy đồi của giáo pháp nhà Phật.
Kinh thay đổi làm việc tu hành ngày càng rối tung, người ta chẳng còn phân biệt đâu là Chánh Pháp, Chân Kinh. Các tông phái chê bai nhau, các phật tử tranh cải nhau, các chùa chiền nói xấu nhau... Đau khổ nhất là người tu lạc đường mà không biết mình lạc đường. Thật nguy hiểm vô cùng.
Lần khác, có một bệnh nhân cũng là Phật tử gởi tôi khá nhiều quyển kinh để tặng cho người khác. Trong đó có một số quyển tôi thấy hơi mỏng và cách hành văn lạ lạ. Lấy ra kiểm tra, giật mình, các kinh này bị lược bớt và giảng sai lệch. Tôi lập tức kiểm tra từng quyển, những quyển đầy đủ thì để lại tặng bệnh nhân, tất cả những bản kinh thiếu gom vào giỏ mang về nhà đốt bỏ. Hướng về Tam Bảo đảnh lễ: "Con không thể giữ những bản kinh này truyền cho người khác được, vì sẽ làm họ lạc đường tu...". Những người xung quanh thấy đốt bỏ kinh sách, họ thắc mắc, nhưng tôi im lặng, không giải thích nhiều...
Trong một buổi đi dạo, gặp một quyển sách có dòng chữ dịch ra: "Tiến Sĩ Phật Học", bất giác nhớ đến Lục Tổ Huệ Năng, người dốt không biết chữ, thấy thương cho Lục Tổ quá, Lục Tổ sống đời này chắc Ngài bị người ta khinh chê nhiều lắm, lại nhớ đến những đoạn giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH:
"Đức Lục Tổ ít ai dám sánh
Người dốt mà nói Pháp quá rành
Lựa làm chi cao chữ học hành
Biết tỏ ngộ ấy là gặp Đạo"
Hay,
"Theo Lục Tổ chớ theo Thần Tú".
Khi khoa học ngày hiện đại hơn thì tất cả mọi thứ phải phù hợp với nó, do đó người ta thường nói: tu hành phải đúng khoa học. Chính vì phải phù hợp với khoa học, nên con người ngày càng xa rời Đạo, nhân Tâm ngày càng giảm sút. Trong khi đó khoa học mãi mãi là con của Phật học, luôn đi sau Phật Học, thì thử hỏi Phật học làm sao phù hợp với khoa học được. Tại sao chúng ta không nói ngược lại: "khoa học phải phù hợp với Phật học".
Buồn quá, viết lại đôi dòng...
==========
Nguyện cầu cho bá tánh vạn dân quay về với Chánh Pháp tu hành để kịp Long Hoa Thánh Hội
Nam Mô Tam Giáo Quy Nguyên Di Lặc Tôn Phật
Nam Mô A Di Đà Phật