Nhật Ký: Học Võ 1
Xin Ngài Dạy Võ
==========
Ba tôi trước đây phục vụ trong quân đội chế độ Cộng Hòa, ba làm bên hậu cần. Nghe anh nói lại ba thuộc hàng nhất đẳng huyền đai Judo và thường dạy võ cho anh. Thời đó anh rất mê tập võ, còn tôi nhỏ xíu chỉ ké vài món.
Xóm giềng lúc đó cũng rất náo nhiệt, đa phần người trẻ đều mê tập võ. Trước nhà có cái sân rất lớn và mát. Suốt ngày, cái sân này luôn có nhiều trò chơi diễn ra của đủ mọi lứa tuổi. Khi đến chiều thì tất cả đều nhường lại cho những người thanh niên luyện võ. Họ tập luyện rất hăng say. Thời đó quả thật rất vui.
Tôi nhớ có lần anh dẫn đi đến một lò luyện võ. Ở đó rất đông người, tôi chỉ là cậu bé nhỏ, vào thấy người ta đi quyền liền bắt chước ngay, làm đủ trò, gặp bao cát treo, lao vào đánh đá rất sướng...
Sau này tìm hiểu về lịch sử mới biết thời nhà Thanh cai trị bên Trung Quốc, có rất nhiều cuộc di dân sang Việt Nam, trong đó có miền Tây này. Những người di dân mang theo văn hóa của họ, trong đó có võ thuật và tiểu thuyết kiếp hiệp. Chính vì vậy quê tôi cũng bị ảnh hưởng theo. Sự xuất hiện phong trào trào tập võ cũng rầm rộ, náo nhiệt. Tuy nhiên có phong trào thì sẽ có thối trào, rồi sau đó cũng giảm và mất hẳn.
Một lần nọ, được ba mẹ chở đi Châu Đốc. Vào chùa Ông, đến tượng Đức Đạt Ma Sư Tổ, ba tôi nói: "Con muốn học võ thì đến Đức Đạt Ma Sư Tổ cầu nguyện Ngài dạy võ cho con". Tôi nghe thế làm liền, con nít nghĩ sao nói vậy, tôi xin Ngài dạy võ, tôi muốn học võ. Thế là mỗi ngày tôi đều chờ Ngài dạy võ dù là trong mơ. Bây giờ gần 40 tuổi mới được biết đến môn võ Aikido, tuy chỉ tiếp xúc thời gian chưa nhiều lắm nhưng xem như ước mơ thành hiện thực vậy...
==========
Aikido - Hiệp Khí Đạo
Aikido là võ thuật thiên về tự vệ, lấy nhu thắng cương. Aikido có nghĩa là Hiệp Khí Đạo, tổ sư là Ueshiba Morihei, Nhật Bản. Tổ sư đã kết hợp võ thuật, triết học và tôn giáo trong loại võ thuật này. Mục đích của người học là tự bảo vệ mình, tránh các đòn tấn công và kiểm soát được đối phương nhưng không làm tổn thương đối phương, với tin thần hài hòa, Võ Đạo.
Ai: Hòa hợp
Ki: Tinh thần
Do: Đạo, con đường
Aikido là con đường của tinh thần hài hòa, môn võ của của sự hòa hợp.
Ueshiba Morihei được các võ sinh coi là Osensei - người thầy vĩ đại. Ông sinh ngày 14/12/1883, trong gia đình nông dân, Nhật Bản. Từ bé ông đã thừa hưởng tinh thần võ sĩ đạo từ người cha Yoroku và về lòng mộ đạo, thơ ca, nghệ thuật từ người mẹ. Từ nhỏ với thể chất yếu ớt, thường xuyên bị bệnh, lớn lên, Ueshiba muốn thể lực trở nên cường tráng nên ông đã học nhiều môn khác nhau.
Năm 1910, Ueshiba đến Hokkaido, tại đây được ông được truyền dạy Aiki Jujitsu (hiệp khí nhu đạo), ông là người ngoại tộc đầu tiên học loại võ này từ Takeda Sokaku.
Năm 1919, Ueshiba gặp Onisaburo Deguchi thủ lĩnh tinh thần của giáo phái Omoto-kyo ở Ayabe. Giáo phái này nhấn mạnh đến đến sự hoàn hảo về đời sống tinh thần. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến triết lý Aikido sau này hướng về tình yêu thương và sự hòa hợp.
Ueshiba đã nghiên cứu nhiều loại võ thuật và miệt mài luyện tập; ông cũng đã tỉ thí với nhiều cao thủ thời bấy giờ.
Năm 1927, Ueshiba đến Tokyo và xây võ đường Kobukan (hiện giờ là trụ sở chính của Aikido thế giới). Cuối đời tổ sư đã về ngôi làng Iwama vùng Ibaraki, tại đây một võ đường khác được dựng lên (hiện giờ là đền thờ Aiki nổi tiếng tại Nhật). Iwama được coi là nơi sinh của Aikido hiện đại, Cái tên "Aikido" - môn võ của sự hòa hợp - cũng xuất phát từ đây.
Năm 1969, Tổ sư nói lời cuối cùng:
"Aikido dành cho tất cả mọi người. Đừng thực hành Aikido vì những lý do ích kỷ. Hãy đem Aikido đến mọi người ở mọi nơi".
==========
Bài thơ: Học Võ
(Sáng tác ngày 8/8/2019)
Ba tôi vốn thiệt đai đen,
Huyền đai nhất đẳng đáng khen Ju -đù (Judo),
Thường ngày dạy anh công phu,
Rèn thân luyện võ cương nhu mỗi chiều.
Xóm làng cũng rất đáng yêu,
Thời đó ai cũng học chiêu nhau cùng,
Bao cát treo đó đánh tung,
Kẻ bay kẻ đánh hất tung bao chiều.
Tôi đây chẳng biết ít nhiều,
Học lõm vài thứ làm điều vui vui.
Có lần ba mẹ dẫn tui,
Đi lên Châu Đốc chơi vui khuây lòng,
Ghé vào thăm viếng chùa Ông,
Thấy tượng Bồ Đề ngõ lòng cầu xin,
Đạt Ma xin hãy giúp tình:
Dạy con mấy võ làm tin trong lòng.
Về nhà mỗi tối ước mong,
Nằm mơ thấy dạy võ công cho mình.
Đúng là tuổi nhỏ quỷ tinh,
Hết quậy tới phá lình xình đủ chiêu.
Nghĩ lại cũng thấy đáng yêu,
Bây giờ thân đã nữa chiều bôn ba.
Mơ xưa nay đã được a,
Ai - ki - do đó học ba bốn ngày,
Mới vừa học được lai rai,
Cơ đau khớp mỏi đày đày cái thân.
Nhưng mà rán luyện ân cần,
Vì loại võ ấy rất cần cho thân.
Võ này cũng luyện chữ Sân,
Cương nhu uyển chuyển hòa cân tính tình.
Hiệp hòa Khí hảo Đạo minh,
Tổ sư là bậc thấm tình Đạo gia,
Tìm ra thế võ thậm đa,
Truyền cho hậu thế đáng là tri ân.
Cúi người kính trọng muôn phần,
Vì thân khoe chẳng tổn phần đối phương.
Đúng là thế võ trung lương,
Thân tâm tráng kiện con đường an nhiên.
==========
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin Ngài Dạy Võ
==========
Ba tôi trước đây phục vụ trong quân đội chế độ Cộng Hòa, ba làm bên hậu cần. Nghe anh nói lại ba thuộc hàng nhất đẳng huyền đai Judo và thường dạy võ cho anh. Thời đó anh rất mê tập võ, còn tôi nhỏ xíu chỉ ké vài món.
Xóm giềng lúc đó cũng rất náo nhiệt, đa phần người trẻ đều mê tập võ. Trước nhà có cái sân rất lớn và mát. Suốt ngày, cái sân này luôn có nhiều trò chơi diễn ra của đủ mọi lứa tuổi. Khi đến chiều thì tất cả đều nhường lại cho những người thanh niên luyện võ. Họ tập luyện rất hăng say. Thời đó quả thật rất vui.
Tôi nhớ có lần anh dẫn đi đến một lò luyện võ. Ở đó rất đông người, tôi chỉ là cậu bé nhỏ, vào thấy người ta đi quyền liền bắt chước ngay, làm đủ trò, gặp bao cát treo, lao vào đánh đá rất sướng...
Sau này tìm hiểu về lịch sử mới biết thời nhà Thanh cai trị bên Trung Quốc, có rất nhiều cuộc di dân sang Việt Nam, trong đó có miền Tây này. Những người di dân mang theo văn hóa của họ, trong đó có võ thuật và tiểu thuyết kiếp hiệp. Chính vì vậy quê tôi cũng bị ảnh hưởng theo. Sự xuất hiện phong trào trào tập võ cũng rầm rộ, náo nhiệt. Tuy nhiên có phong trào thì sẽ có thối trào, rồi sau đó cũng giảm và mất hẳn.
Một lần nọ, được ba mẹ chở đi Châu Đốc. Vào chùa Ông, đến tượng Đức Đạt Ma Sư Tổ, ba tôi nói: "Con muốn học võ thì đến Đức Đạt Ma Sư Tổ cầu nguyện Ngài dạy võ cho con". Tôi nghe thế làm liền, con nít nghĩ sao nói vậy, tôi xin Ngài dạy võ, tôi muốn học võ. Thế là mỗi ngày tôi đều chờ Ngài dạy võ dù là trong mơ. Bây giờ gần 40 tuổi mới được biết đến môn võ Aikido, tuy chỉ tiếp xúc thời gian chưa nhiều lắm nhưng xem như ước mơ thành hiện thực vậy...
==========
Aikido - Hiệp Khí Đạo
Aikido là võ thuật thiên về tự vệ, lấy nhu thắng cương. Aikido có nghĩa là Hiệp Khí Đạo, tổ sư là Ueshiba Morihei, Nhật Bản. Tổ sư đã kết hợp võ thuật, triết học và tôn giáo trong loại võ thuật này. Mục đích của người học là tự bảo vệ mình, tránh các đòn tấn công và kiểm soát được đối phương nhưng không làm tổn thương đối phương, với tin thần hài hòa, Võ Đạo.
Ai: Hòa hợp
Ki: Tinh thần
Do: Đạo, con đường
Aikido là con đường của tinh thần hài hòa, môn võ của của sự hòa hợp.
Ueshiba Morihei được các võ sinh coi là Osensei - người thầy vĩ đại. Ông sinh ngày 14/12/1883, trong gia đình nông dân, Nhật Bản. Từ bé ông đã thừa hưởng tinh thần võ sĩ đạo từ người cha Yoroku và về lòng mộ đạo, thơ ca, nghệ thuật từ người mẹ. Từ nhỏ với thể chất yếu ớt, thường xuyên bị bệnh, lớn lên, Ueshiba muốn thể lực trở nên cường tráng nên ông đã học nhiều môn khác nhau.
Năm 1910, Ueshiba đến Hokkaido, tại đây được ông được truyền dạy Aiki Jujitsu (hiệp khí nhu đạo), ông là người ngoại tộc đầu tiên học loại võ này từ Takeda Sokaku.
Năm 1919, Ueshiba gặp Onisaburo Deguchi thủ lĩnh tinh thần của giáo phái Omoto-kyo ở Ayabe. Giáo phái này nhấn mạnh đến đến sự hoàn hảo về đời sống tinh thần. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến triết lý Aikido sau này hướng về tình yêu thương và sự hòa hợp.
Ueshiba đã nghiên cứu nhiều loại võ thuật và miệt mài luyện tập; ông cũng đã tỉ thí với nhiều cao thủ thời bấy giờ.
Năm 1927, Ueshiba đến Tokyo và xây võ đường Kobukan (hiện giờ là trụ sở chính của Aikido thế giới). Cuối đời tổ sư đã về ngôi làng Iwama vùng Ibaraki, tại đây một võ đường khác được dựng lên (hiện giờ là đền thờ Aiki nổi tiếng tại Nhật). Iwama được coi là nơi sinh của Aikido hiện đại, Cái tên "Aikido" - môn võ của sự hòa hợp - cũng xuất phát từ đây.
Năm 1969, Tổ sư nói lời cuối cùng:
"Aikido dành cho tất cả mọi người. Đừng thực hành Aikido vì những lý do ích kỷ. Hãy đem Aikido đến mọi người ở mọi nơi".
==========
Bài thơ: Học Võ
(Sáng tác ngày 8/8/2019)
Ba tôi vốn thiệt đai đen,
Huyền đai nhất đẳng đáng khen Ju -đù (Judo),
Thường ngày dạy anh công phu,
Rèn thân luyện võ cương nhu mỗi chiều.
Xóm làng cũng rất đáng yêu,
Thời đó ai cũng học chiêu nhau cùng,
Bao cát treo đó đánh tung,
Kẻ bay kẻ đánh hất tung bao chiều.
Tôi đây chẳng biết ít nhiều,
Học lõm vài thứ làm điều vui vui.
Có lần ba mẹ dẫn tui,
Đi lên Châu Đốc chơi vui khuây lòng,
Ghé vào thăm viếng chùa Ông,
Thấy tượng Bồ Đề ngõ lòng cầu xin,
Đạt Ma xin hãy giúp tình:
Dạy con mấy võ làm tin trong lòng.
Về nhà mỗi tối ước mong,
Nằm mơ thấy dạy võ công cho mình.
Đúng là tuổi nhỏ quỷ tinh,
Hết quậy tới phá lình xình đủ chiêu.
Nghĩ lại cũng thấy đáng yêu,
Bây giờ thân đã nữa chiều bôn ba.
Mơ xưa nay đã được a,
Ai - ki - do đó học ba bốn ngày,
Mới vừa học được lai rai,
Cơ đau khớp mỏi đày đày cái thân.
Nhưng mà rán luyện ân cần,
Vì loại võ ấy rất cần cho thân.
Võ này cũng luyện chữ Sân,
Cương nhu uyển chuyển hòa cân tính tình.
Hiệp hòa Khí hảo Đạo minh,
Tổ sư là bậc thấm tình Đạo gia,
Tìm ra thế võ thậm đa,
Truyền cho hậu thế đáng là tri ân.
Cúi người kính trọng muôn phần,
Vì thân khoe chẳng tổn phần đối phương.
Đúng là thế võ trung lương,
Thân tâm tráng kiện con đường an nhiên.
==========
Nam Mô A Di Đà Phật