Nhật Ký: Học Võ 2
Aikido Và Sự Thay Đổi Bản Thân
Cơ thể con người có nhiều sự huyền diệu, vì mình không chịu khai thác, nếu khai thác đúng thì năng lực tiềm ẩn sẽ trỗi dậy.
==========
Tập luyện Aikido sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho thân thể, giúp ích nhiều trong cuộc sống đầy căng thẳng, bon chen. Bản thân học được một thời gian nhận thấy tác dụng tích cực của bộ môn bày, nên ghi lại đôi dòng.
Tôi là Phật tử, việc tu hành đòi hỏi nhiều công phu tịnh tọa niệm phật. Tuy nhiên mỗi lần ngồi niệm thì y như có cái gì đó chắn phía sau lưng mình. Dĩ nhiên nguyên nhân chính là do ít vận động, lại thêm ngồi niệm Phật lâu, ngày qua ngày thì cơ thể không đáp ứng được. May mắn ở bệnh viện của vợ có lớp học về Aikido do Thầy Trần Minh Dũng - tứ đẳng huyền đai - hướng dẫn, tôi xin qua học.
Thời gian mới làm quen với bộ môn này có nhiều bỡ ngỡ, những lần đầu té ngửa ra sau, cuộn tròn về trước do chưa kinh nghiệm nên bị chấn thương phần lưng, ngay vị trí mà tôi khó chịu nhất khi ngồi niệm Phật, tập gián đoạn suốt mấy tháng, rất đau đớn, phải nhờ vợ xoa bóp chỗ đau gần như mỗi ngày. Rồi từ từ cơ thể cũng hồi phục. Sau hết chấn thương, xương khớp linh hoạt, vững chãi hơn, tập luyện tự tin hơn...
Trong Aikido, vận động, phối hợp lực hông, thân và tứ chi uyển chuyển, tất cả phải theo quy luật của cơ thể. Giai đoạn đầu tập khá khó khăn, cố gắng thì mọi thứ sẽ ổn. Nhờ lần chấn thương đó, tôi nhận ra một điều là cái gì mà mình yếu thì chỗ đó dễ chấn thương nhất, do đó cần phải rèn luyện; cái gì là ưu thế của mình thì hãy cố gắng phát huy.
Cơ thể chúng ta thường bệnh tật đa phần có liên quan đến vận động thân thể. Khi ít vận động, khí huyết lưu thông kém, tích tụ độc chất trong cơ thể, các cơ quan dễ bị thoái hóa sớm, bệnh sẽ xuất hiện. Sau tuổi 40, sức khỏe lao dốc không phanh, khi nhận ra là hơi muộn. May mắn biết được môn này tuy không sớm lắm, nhưng phù hợp với mình. Tôi là một trong số những học viên có mặt đều đặn nhất, bởi văn ôn võ luyện mới thành công được.
Sau thời gian, sức khỏe tôi ngày càng tốt hẳn lên, lưng khỏe hơn. Hiện tại ngồi niệm Phật, lạy Phật rất thoải mái, cái cảm giác đè nặng sau lưng cũng mất.
Đồng bộ hơi thở:
Tập hít thở điều hòa thân thể là điều không thể thiếu trong Aikido. Hít thở và nhịp tim có liên quan tuyến tính với nhau. Để đánh giá hiệu quả của việc này tôi đã từng tự thử nhiều lần.
- Một lần đi bộ cùng với các bạn trẻ mới ra trường, tôi đi một mạch lên lầu 11 một cách thoải mái, phối hợp hít thở đều đặn, nhìn lại các bạn trẻ sau mình, ôi thôi chúng thở dốc, phì phò, đa phần chỉ chờ thang máy. Đúng là khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người ta làm biếng hơn, ít vận động hơn.
- Tôi cũng thử bản thân vài lần trong việc lên lầu bằng việc kết hợp bước đi và di chuyển lúc nhanh lúc chậm. Thỉnh thoảng khi mình không chú ý hơi thở mà chỉ chú ý bước chân, khi lên lầu cao tim sẽ đập nhanh theo, người mệt, mất một khoảng thời gian mới điều chỉnh cân bằng lại được. Những lần chú ý hơi thở, bước nhịp nhàng dù nhanh hay chậm nhưng đều đặn kết hợp động tác di chuyển và hơi thở thì cơ thể ổn định hơn, tim chỉ đập nhanh ít, nhưng phục hồi lại mau chóng.
Chúng ta thường ít chú ý đến hơi thở của mình, chính vì ít chú ý đến nó nên làm cho chúng ta khó làm chủ được mình, như: dễ hoang mang, lo lắng khi gặp chuyện gì đó không tốt; hay tình huống khẩn cấp thì luống cuống lên, làm xáo tung; mệt và thở dốc hơn khi đi nhanh, lên cầu thang... Hơi thở rất quan trọng, hít thở liên quan đến nhịp tim, chúng điều phối gần như tất cả các cơ quan trong cơ thể. Do đó làm chủ hơi thở là làm chủ được mọi thứ.
Ứng dụng sự di chuyển:
- Có lần ở đạo tràng niệm Phật, khi tất cả mọi người ngồi nghe pháp, tôi ra ngoài có việc, thế là những bước cisco di chuyển nhẹ nhàng qua mọi người. Tôi cũng chẳng để ý, khi ra ngoài mới giật mình, mình đã di chuyển theo một quán tính của người Aikido, điều mà trước đây phải dùng cả 2 tay 2 chân để bò ra ngoài.
- Chuyến đi Nghệ An 2019, trong buổi phát quà từ thiện, để đến vị trí chỗ phát quà, phải qua bức tường nhỏ, vợ tôi vừa qua bức tường do bị vướng nên trượt chân, té bật ra sau, thế là dùng cách té của Aikido, chạm đất nhẹ nhàng không thương tích gì cả. Vợ tôi cũng bất ngờ quá.
Phối hợp điều chỉnh trọng lượng:
- Trước đây cân nặng của tôi khoảng 65kg, ít vận động, người uể oải, từ lúc tập Aikido ra nhiều mồ hôi, cở thể khỏe hẳn lên. Sau những buổi tập, vợ chồng tôi thường chỉ dùng 1 tô canh cho buổi tối, gần như là không ăn cơm, một bữa tối đạm bạc, ấy thế mà sức khỏe chúng tôi rất tốt. Sau quá trình điều chỉnh ăn uống và tập luyện bền bỉ, tôi cũng giảm được 4 - 5kg, vợ giảm 2-3 kg, giờ tôi còn 59 - 60kg cơ thể nhẹ nhàng thoải mái.
Sự kết hợp, mối liên kết:
- Hồi nhỏ mê đánh nhau, bạn bè thường rủ nhau đánh lộn, có khi bị những trận đòn bầm dập. Những lần thua, trong người đầy khó chịu, tức tối phải kiếm cách trả thù... Nhưng đó là ký ức tuổi thơ. Giờ đây tìm hiểu về Aikido, lên mạng tra cứu, tự thắc mắc sao loại võ này không đối kháng, không đánh nhau, không thi đấu... thấy lạ, càng tìm hiểu càng nhận ra cái ẩn ý đằng sau của Aikido mà Tổ sư đã để lại. Đây là loại võ không thắng bại, không tranh đua, chỉ có sự kết hợp, kết nối: Bạn và tôi, tôi và bạn. Có bạn có tôi, cùng tập và cùng tiến bộ. Cũng vậy, ứng dụng điều này trong cuộc sống, công việc, tuy mỗi người có sắc thái khác nhau nhưng chúng ta cũng có thể hợp tác, tương trợ, nương nhau cùng sống, cùng làm, cùng tiến bộ. Nếu có sự tranh chấp hơn thua với nhau thì mối liên kết dễ gãy đổ.
Các loại võ đa phần phải đánh chiến thắng được đối phương, có thể làm tổn thương đối phương thì mới chứng tỏ được sự tiến bộ, điều đó dẫn đến sự ngạo mạn, tranh giành, ức hiếp người khác... Tuy nhiên ở Aikido sự liên kết với đối phương, hiểu được đối phương là điều tiến bộ. Một người có thể hợp tác được với nhiều người thì chứng tỏ ở người đó có sự hòa đồng, gắn kết rất tốt. Đây là điều kiện để bước sâu hơn vào con đường Đạo của Aikido sau này (tôi sẽ nói thêm về Đạo của Aikido ở phần sau).
==========
Nam Mô A di Đà Phật
Aikido Và Sự Thay Đổi Bản Thân
Cơ thể con người có nhiều sự huyền diệu, vì mình không chịu khai thác, nếu khai thác đúng thì năng lực tiềm ẩn sẽ trỗi dậy.
==========
Tập luyện Aikido sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho thân thể, giúp ích nhiều trong cuộc sống đầy căng thẳng, bon chen. Bản thân học được một thời gian nhận thấy tác dụng tích cực của bộ môn bày, nên ghi lại đôi dòng.
Hình từ internet
Thân thể vững chắc, xương khớp linh hoạt:Tôi là Phật tử, việc tu hành đòi hỏi nhiều công phu tịnh tọa niệm phật. Tuy nhiên mỗi lần ngồi niệm thì y như có cái gì đó chắn phía sau lưng mình. Dĩ nhiên nguyên nhân chính là do ít vận động, lại thêm ngồi niệm Phật lâu, ngày qua ngày thì cơ thể không đáp ứng được. May mắn ở bệnh viện của vợ có lớp học về Aikido do Thầy Trần Minh Dũng - tứ đẳng huyền đai - hướng dẫn, tôi xin qua học.
Thời gian mới làm quen với bộ môn này có nhiều bỡ ngỡ, những lần đầu té ngửa ra sau, cuộn tròn về trước do chưa kinh nghiệm nên bị chấn thương phần lưng, ngay vị trí mà tôi khó chịu nhất khi ngồi niệm Phật, tập gián đoạn suốt mấy tháng, rất đau đớn, phải nhờ vợ xoa bóp chỗ đau gần như mỗi ngày. Rồi từ từ cơ thể cũng hồi phục. Sau hết chấn thương, xương khớp linh hoạt, vững chãi hơn, tập luyện tự tin hơn...
Trong Aikido, vận động, phối hợp lực hông, thân và tứ chi uyển chuyển, tất cả phải theo quy luật của cơ thể. Giai đoạn đầu tập khá khó khăn, cố gắng thì mọi thứ sẽ ổn. Nhờ lần chấn thương đó, tôi nhận ra một điều là cái gì mà mình yếu thì chỗ đó dễ chấn thương nhất, do đó cần phải rèn luyện; cái gì là ưu thế của mình thì hãy cố gắng phát huy.
Cơ thể chúng ta thường bệnh tật đa phần có liên quan đến vận động thân thể. Khi ít vận động, khí huyết lưu thông kém, tích tụ độc chất trong cơ thể, các cơ quan dễ bị thoái hóa sớm, bệnh sẽ xuất hiện. Sau tuổi 40, sức khỏe lao dốc không phanh, khi nhận ra là hơi muộn. May mắn biết được môn này tuy không sớm lắm, nhưng phù hợp với mình. Tôi là một trong số những học viên có mặt đều đặn nhất, bởi văn ôn võ luyện mới thành công được.
Sau thời gian, sức khỏe tôi ngày càng tốt hẳn lên, lưng khỏe hơn. Hiện tại ngồi niệm Phật, lạy Phật rất thoải mái, cái cảm giác đè nặng sau lưng cũng mất.
Đồng bộ hơi thở:
Tập hít thở điều hòa thân thể là điều không thể thiếu trong Aikido. Hít thở và nhịp tim có liên quan tuyến tính với nhau. Để đánh giá hiệu quả của việc này tôi đã từng tự thử nhiều lần.
- Một lần đi bộ cùng với các bạn trẻ mới ra trường, tôi đi một mạch lên lầu 11 một cách thoải mái, phối hợp hít thở đều đặn, nhìn lại các bạn trẻ sau mình, ôi thôi chúng thở dốc, phì phò, đa phần chỉ chờ thang máy. Đúng là khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người ta làm biếng hơn, ít vận động hơn.
- Tôi cũng thử bản thân vài lần trong việc lên lầu bằng việc kết hợp bước đi và di chuyển lúc nhanh lúc chậm. Thỉnh thoảng khi mình không chú ý hơi thở mà chỉ chú ý bước chân, khi lên lầu cao tim sẽ đập nhanh theo, người mệt, mất một khoảng thời gian mới điều chỉnh cân bằng lại được. Những lần chú ý hơi thở, bước nhịp nhàng dù nhanh hay chậm nhưng đều đặn kết hợp động tác di chuyển và hơi thở thì cơ thể ổn định hơn, tim chỉ đập nhanh ít, nhưng phục hồi lại mau chóng.
Chúng ta thường ít chú ý đến hơi thở của mình, chính vì ít chú ý đến nó nên làm cho chúng ta khó làm chủ được mình, như: dễ hoang mang, lo lắng khi gặp chuyện gì đó không tốt; hay tình huống khẩn cấp thì luống cuống lên, làm xáo tung; mệt và thở dốc hơn khi đi nhanh, lên cầu thang... Hơi thở rất quan trọng, hít thở liên quan đến nhịp tim, chúng điều phối gần như tất cả các cơ quan trong cơ thể. Do đó làm chủ hơi thở là làm chủ được mọi thứ.
Ứng dụng sự di chuyển:
Hình từ internet
- Chỗ tôi làm có nhiều người, đông đúc dễ va chạm. Từ khi học Aikido, tôi có thói quen khi di chuyển tay đưa về trước giống như đang thủ thế phòng ngự. Nhờ vậy ít va chạm. Có vài lần ở chỗ ngã 3, có người do đi quá nhanh lao cả người vào mình, tôi theo quán tính bước đi và xoay chuyển thân thể, thoát ra thật nhẹ nhàng, không phải đụng chạm, bản thân cũng bất ngờ với sự di chuyển này.- Có lần ở đạo tràng niệm Phật, khi tất cả mọi người ngồi nghe pháp, tôi ra ngoài có việc, thế là những bước cisco di chuyển nhẹ nhàng qua mọi người. Tôi cũng chẳng để ý, khi ra ngoài mới giật mình, mình đã di chuyển theo một quán tính của người Aikido, điều mà trước đây phải dùng cả 2 tay 2 chân để bò ra ngoài.
- Chuyến đi Nghệ An 2019, trong buổi phát quà từ thiện, để đến vị trí chỗ phát quà, phải qua bức tường nhỏ, vợ tôi vừa qua bức tường do bị vướng nên trượt chân, té bật ra sau, thế là dùng cách té của Aikido, chạm đất nhẹ nhàng không thương tích gì cả. Vợ tôi cũng bất ngờ quá.
Phối hợp điều chỉnh trọng lượng:
- Trước đây cân nặng của tôi khoảng 65kg, ít vận động, người uể oải, từ lúc tập Aikido ra nhiều mồ hôi, cở thể khỏe hẳn lên. Sau những buổi tập, vợ chồng tôi thường chỉ dùng 1 tô canh cho buổi tối, gần như là không ăn cơm, một bữa tối đạm bạc, ấy thế mà sức khỏe chúng tôi rất tốt. Sau quá trình điều chỉnh ăn uống và tập luyện bền bỉ, tôi cũng giảm được 4 - 5kg, vợ giảm 2-3 kg, giờ tôi còn 59 - 60kg cơ thể nhẹ nhàng thoải mái.
Sự kết hợp, mối liên kết:
- Hồi nhỏ mê đánh nhau, bạn bè thường rủ nhau đánh lộn, có khi bị những trận đòn bầm dập. Những lần thua, trong người đầy khó chịu, tức tối phải kiếm cách trả thù... Nhưng đó là ký ức tuổi thơ. Giờ đây tìm hiểu về Aikido, lên mạng tra cứu, tự thắc mắc sao loại võ này không đối kháng, không đánh nhau, không thi đấu... thấy lạ, càng tìm hiểu càng nhận ra cái ẩn ý đằng sau của Aikido mà Tổ sư đã để lại. Đây là loại võ không thắng bại, không tranh đua, chỉ có sự kết hợp, kết nối: Bạn và tôi, tôi và bạn. Có bạn có tôi, cùng tập và cùng tiến bộ. Cũng vậy, ứng dụng điều này trong cuộc sống, công việc, tuy mỗi người có sắc thái khác nhau nhưng chúng ta cũng có thể hợp tác, tương trợ, nương nhau cùng sống, cùng làm, cùng tiến bộ. Nếu có sự tranh chấp hơn thua với nhau thì mối liên kết dễ gãy đổ.
Các loại võ đa phần phải đánh chiến thắng được đối phương, có thể làm tổn thương đối phương thì mới chứng tỏ được sự tiến bộ, điều đó dẫn đến sự ngạo mạn, tranh giành, ức hiếp người khác... Tuy nhiên ở Aikido sự liên kết với đối phương, hiểu được đối phương là điều tiến bộ. Một người có thể hợp tác được với nhiều người thì chứng tỏ ở người đó có sự hòa đồng, gắn kết rất tốt. Đây là điều kiện để bước sâu hơn vào con đường Đạo của Aikido sau này (tôi sẽ nói thêm về Đạo của Aikido ở phần sau).
==========
Nam Mô A di Đà Phật
Hình từ internet