Thần Chú 3: Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn
(Hãy lựa chọn cho mình một pháp tu phù hợp)_______________
Thần Chú là những câu ngắn hoặc bài dài trong các kinh thường nhắc đến. Nói đến Thần Chú, ta cũng không cần phải phân tích cặn kẽ, thật sự cũng khó lý giải nghĩa, quan trọng là biết nguồn gốc và ý nghĩa của Chú. Trì Chú cần một niềm tin tuyệt đối, có thể trì nhanh hoặc chậm, lớn nhỏ hoặc niệm thầm, nhưng phải rõ từng chữ.
Sự mầu nhiệm của Thần chú không thể nghĩ bàn, thành quả gặt hái vô cùng to lớn. Tùy theo mỗi người mà có sự thích ứng khác nhau. Có những người chỉ cần đọc vài lần là thuộc được câu chú, có những người đọc cả đời không thuộc, tất cả đều do căn duyên tiền kiếp, không cần câu nệ, chỉ cần chúng ta thành tâm là được.
Thần Chú giống như vũ khí để chiến đấu, giống như password để mở cửa, cũng có thể như tự kỷ ám thị... Vì sức mạnh của Thần Chú quá lớn, do đó khi trì, tâm phải thành kính và hướng thiện, nếu không dễ rơi vào tà đạo.
Ngoài Thần Chú cũng có những loại Chú khác mà người sử dụng phục vụ cho lợi ích cá nhân, đó là Tà Chú, ví dụ như bùa lỗ ban hay các bùa phép khác. Ngày xưa những người biết sử dụng Thần Chú, gọi là phù thủy.
_______________
Thần Chú: Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn
Nguồn gốc:
Kinh kinh Đại thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Quyển 4:
"Liên Hoa Thượng Như Lai liền nói công đức của Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này rằng:
Thiện nam tử! Ta có thể đếm số lượng của hết thảy vi trần, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một lần của Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này, thì Ta chẳng thể nào đếm được số lượng phước đức có được của họ.
Thiện nam tử! Lại ví như biển cả, Ta có thể đếm từng hạt cát trong đó, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một lần của Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này, thì Ta chẳng thể nào đếm được số lượng phước đức có được của họ...".
"... Lúc đó Quán Tự Tại Đại Bồ-tát truyền Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này cho Liên Hoa Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác.
Chú thuyết như vầy:
|| oṃ maṇi padme hūṃ ||
OM MANI PADME HUM (tiếng Phạn)
Hoặc
ÁN MANI BÁT DI HỒNG (tiếng Việt)
Đương lúc tuyên thuyết Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này, thì bốn châu lớn và cung điện của chư thiên thảy đều chấn động như tàu lá chuối. Nước trong bốn biển lớn vọt phun và nổi sóng cuồn cuộn. Hết thảy loài gieo rắc tai ương, như là chướng ngại thần, quỷ tiệp tật, quỷ bạo ác, quỷ úng hình, đại hắc thiên, với những loài khác cùng quyến thuộc của chúng ma, tất cả đều hốt hoảng giải tán và tháo chạy biệt tăm...".
Việc trì Chú Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn, phước báu vô lượng, công hạnh vô lượng không thể nghĩ bàn; Chân ngôn là năng lực từ bi, trí tuệ vô tận của Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm, chẳng những tiêu trừ bệnh tật, diệt sạch các phiền não, ma chướng, trở ngại trên đường tu; mà còn thoát khỏi sanh tử luân hồi vãng sanh Cực Lạc.
Thần Chú là những câu ngắn hoặc bài dài trong các kinh thường nhắc đến. Nói đến Thần Chú, ta cũng không cần phải phân tích cặn kẽ, thật sự cũng khó lý giải nghĩa, quan trọng là biết nguồn gốc và ý nghĩa của Chú. Trì Chú cần một niềm tin tuyệt đối, có thể trì nhanh hoặc chậm, lớn nhỏ hoặc niệm thầm, nhưng phải rõ từng chữ.
Sự mầu nhiệm của Thần chú không thể nghĩ bàn, thành quả gặt hái vô cùng to lớn. Tùy theo mỗi người mà có sự thích ứng khác nhau. Có những người chỉ cần đọc vài lần là thuộc được câu chú, có những người đọc cả đời không thuộc, tất cả đều do căn duyên tiền kiếp, không cần câu nệ, chỉ cần chúng ta thành tâm là được.
Thần Chú giống như vũ khí để chiến đấu, giống như password để mở cửa, cũng có thể như tự kỷ ám thị... Vì sức mạnh của Thần Chú quá lớn, do đó khi trì, tâm phải thành kính và hướng thiện, nếu không dễ rơi vào tà đạo.
Ngoài Thần Chú cũng có những loại Chú khác mà người sử dụng phục vụ cho lợi ích cá nhân, đó là Tà Chú, ví dụ như bùa lỗ ban hay các bùa phép khác. Ngày xưa những người biết sử dụng Thần Chú, gọi là phù thủy.
_______________
Thần Chú: Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn
Nguồn gốc:
Kinh kinh Đại thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Quyển 4:
"Liên Hoa Thượng Như Lai liền nói công đức của Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này rằng:
Thiện nam tử! Ta có thể đếm số lượng của hết thảy vi trần, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một lần của Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này, thì Ta chẳng thể nào đếm được số lượng phước đức có được của họ.
Thiện nam tử! Lại ví như biển cả, Ta có thể đếm từng hạt cát trong đó, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một lần của Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này, thì Ta chẳng thể nào đếm được số lượng phước đức có được của họ...".
"... Lúc đó Quán Tự Tại Đại Bồ-tát truyền Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này cho Liên Hoa Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác.
Chú thuyết như vầy:
|| oṃ maṇi padme hūṃ ||
OM MANI PADME HUM (tiếng Phạn)
Hoặc
ÁN MANI BÁT DI HỒNG (tiếng Việt)
Đương lúc tuyên thuyết Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này, thì bốn châu lớn và cung điện của chư thiên thảy đều chấn động như tàu lá chuối. Nước trong bốn biển lớn vọt phun và nổi sóng cuồn cuộn. Hết thảy loài gieo rắc tai ương, như là chướng ngại thần, quỷ tiệp tật, quỷ bạo ác, quỷ úng hình, đại hắc thiên, với những loài khác cùng quyến thuộc của chúng ma, tất cả đều hốt hoảng giải tán và tháo chạy biệt tăm...".
Việc trì Chú Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn, phước báu vô lượng, công hạnh vô lượng không thể nghĩ bàn; Chân ngôn là năng lực từ bi, trí tuệ vô tận của Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm, chẳng những tiêu trừ bệnh tật, diệt sạch các phiền não, ma chướng, trở ngại trên đường tu; mà còn thoát khỏi sanh tử luân hồi vãng sanh Cực Lạc.
Link tham khảo:
https://daitangkinh.net/?f=Kinh-Dai-Thua-Trang-Nghiem-Bao-Vuong/4
http://www.drukpavietnam.org/cong-duc-cua-viec-tri-tung-chan-ngon-luc-tu-dai-minh
__________
Tùy theo căn cơ mỗi người mà lựa chọn một pháp tu phù hợp
Nam Mô A Di Đà Phật